Tiểu Luận phân tích những nội dung pháp lí cơ bản của vấn đề luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài trong trọn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về trọng tài quốc tế và luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài trong trọng tài quốc tế
    1.1. Khái quát về trọng tài quốc tế
    a) Định nghĩa trọng tài quốc tế
    Trong khoa học pháp lí, khái niệm trọng tài được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng hai phương diện chủ yếu được nhắc tới: Một là, xem trọng tài như một cơ quan giải quyết tranh chấp; Hai là, xem trọng tài như một phương thức để giải quyết tranh chấp.
    Ở Việt Nam, trọng tài cũng được tiếp cận là phương thức giải quyết tranh chấp, theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài 2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn và được tiến hành theo các quy định của luật này”.
    Trọng tài nếu không có tính quốc tế thì đó đơn thuần chỉ là trọng tài thuần túy nội địa. Tính quốc tế tạo nên nét đặc trưng của trọng tài này, ở một phương diện nào đó vượt qua biên giới quốc gia và được gọi là quốc tế. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của mỗi quốc gia và cách mà mỗi quốc gia đánh giá năng lực của trọng tài mà pháp luật mỗi nước lại có những giới hạn riêng về tính quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...