Tiểu Luận Phân tích những khó khăn của việc xây dựng và phát triển chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Na

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.Mở đầu Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ vấn đề sở hữu đóng vai trò quan trọng trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội nào. C.Mác khẳng định " Và thật là vậy, tất cả những cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối, đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc loại nào đó .". Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề sở hữu cũng đóng vai trò trung tâm, giữ vị trí hạt nhân chi phối toàn bộ quá trình quản lí và sử dụng đất ở nước ta . Từ đó trong bài tập nhóm lần này nhóm chúng em đã cùng nhau giải quyết và làm rõ đề tài “Phân tích những khó khăn của việc xây dựng và phát triển chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay”.
    B. Nội dung1. Khái quát chung về chế độ sở hữu toàn dân1.1. Khái niệm về quyền sở hữu và chế độ sở hữu Quyền sở hữu là “Quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình”. Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là “phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định”. Quyền sở hữu bao gồm ba nhóm quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đối tượng sở hữu. Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định được gọi là chế độ sở hữu.
    1.2. Quan niệm về sở hữu toàn dân về đất đai Ở nước ta hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc có hay không sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, không nên đồng nhất khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai, bởi:
    - Thứ nhất: Về mặt pháp lý chỉ tồn tại khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai chứ chưa có sự ghi nhận khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai.
    - Thứ hai: khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập một một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể nhưng “ toàn dân” không thể tự đứng ra thực hiện những quyền sở hữu cụ thể mà phải cử người nhân danh mình làm việc đó, trong trường hợp này chỉ có Nhà nước là đủ tư cách nhất, vì Nhà nước ta được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vậy Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu đối với sở hữu toàn dân.
    2. Quá trình xây dựng và phát triển chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...