Tiểu Luận Phân tích những đặc điểm kinh tế dẫn tới sự phát triển thần kì của Nhật Bản (1952-1973) từ đó có thể

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích những đặc điểm kinh tế dẫn tới sự phát triển thần kì của Nhật Bản (1952-1973) từ đó có thể rút ra bài học bổ ích gì để tham khảo

    ĐỀ TÀI :Phân tích những đặc điểm kinh tế dẫn tới sự phát triển thần kì của Nhật Bản (1952-1973) từ đó có thể rút ra bài học bổ ích gì để tham khảo
    LỜI MỞ ĐẦU
    Quần đảo Nhật Bản nằm ở phía đông đại lục Âu Á, kéo dài 3800 km từ 2025 đến 45 33” vĩ tuyến bắc. Nhật Bản có tổng diện tích là 377815km2. Quần đảo Nhật Bản có 4 đảo lớn : Hôn shu,Synshu,Hokkaido,Shikoku và 3900đảo nhỏ khác. Dân số Nhật Bản:122,2 triệu người (vào năm 1987)
    Trong đó 99%là người Nhật. Dân đô thị chiếm 75%, ngôn ngữ chính: tiếng Nhật, tôn giáo chính :thần đạo chiếm khoảng 90,24 % dân số và phật giáo hơn 2/3 diện tích Nhật Bản là đồi núi trong đó có hơn 30 ngọn núi lửa đất đai trồng trọt rất ít, tài nguyên khoáng sản gần như không có gì. Khí hậu của Nhật Bản rất khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, động đất, núi lửa xảy ra dữ dội
    Dù với nguồn tài nguyên nghèo nàn, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt và những tàn phá đến kiệt quệ của chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới,đứng thứ hai sau Mĩ và đạt nhiều kỉ lục về phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là từ năm 1952-1973 (Được Gọi Là Giai Đoạn Phát Triển Thần Kì).Chỉ trong vòng chưa đến mười năm sau chiến tranh, tổng sản phẩm quốc dân đã ngang bằng những năm trước chiến tranh tỉ lệ tăng GNP mỗi năm là 9,5% trong giai đoạn 1955-1961,là 12,3% các năm 1965-1970.Đến năm 1966 tỉ lệ phát triển kinh tế của Nhật Bản đã đạt cao hơn nước Anh, năm 1967 đã đạt vượt nước Pháp, nước Đức và năm 1970(chỉ 25 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai )Nhật Bản đã đứng thứ hai trong số các nước tư bản phát triển (sau Mỹ)
    - Sau khi quyết định mở cửa, các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước chậm tiến cần được triển khai từng bước từ thấp đến cao, trước tiên phải đáp ứng đòi hỏi của phân công lao động và hợp tác quốc tế với các nước có tiềm lực công nghiệp lớn và giàu có hơn là với các nước nghèo. Cố nhiên, trong quá trình này, nước nghèo có thể phải trả một giá nhất định, có thể phải đi đường vòng hơn là đường thẳng nhưng không vì thế mà thay đổi định hướng lâu dài của mình.
    - Công nghiệp hoá gắn liến với sự hình thành cơ cấu công nghiệp và kinh tế xã hội mới trong đó năng suất lao động cao hơn. Để đạt được mục tiêu này, căn cứ để lực chọn kỹ thuật công nghệ không thể dựa trên nền tảng nào khác là nó phải phù hợp vơí trình độ dân trí, kỹ thuật thích hợp cần được coi trọng không kém việc quy định vốn lớn và sức lao động dồi dào. Trong nhiều trường hợp, rõ ràng là bí quyết công nghệ đóng vai trò quan trọng hơn vốn, nó quyết định khả năng cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng. Từ đây có thể suy ra rằng chúng ta thích hợp với công nghệ nào thì sẽ du nhập hoặc đầu tư cho nghiên cứu triển khai công nghệ đó không nhất thiết công nghệ cao nhưng có khả năng hấp thụ cao. Tránh trường hợp khả năng hấp thụ thấp dẫn đến lãng phí và không có hiệu quả.
    - Mở cửa và hội nhập quốc tế, tranh thủ điều kiện thuận lợi của quốc tế để phát triển đất nước thông qua các chính sách thương mại và đầu tư.
    - Xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung chống độc quyền trong kinh doanh.
    - Thực hiện giao đất cho nông thôn. Việc giao đất lâu dài cho nông dân đã chuyển sở hữu ruộng đất cho nông dân trực tiếp canh tác, kích thích sản xuất, đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất.
    - Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng và các ngành sử dụng cường độ lao động cao.
    - Trình độ công nghiệp phải hiện đại. Mô hình quản lí xí nghiệp tương đối hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng tốt để sức cạnh tranh hàng hóa của VN trên thị trường quốc tế cao.
    - Chính sách của VN vừa hướng về xuất khẩu, vừa thay thế nhập khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh.
    - Nhanh chóng hoàn thành thời kì tự do hoá thương mại và đầu tư.
    - Phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
    - Đổi mới và đơn giản hoá các thủ tục đầu tư (thay thê nghị định 20/CP bằng nghị định 87/CP) giao quyền nhiều hơn cho các cơ quan có liên quan đến xét duyệt dự án đầu tư đồng thời giao quyền chủ tịch UBND Tỉnh, Thành Phố, Trưởng ban quản lí, các khu công nghiệp được cấp phép đầu tư.
    - Nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài.
    - Ban hành một số chính sách khuyến khích nội địa hoá sản phẩm. Từng bước tạo ra mặt bằng pháp luật và áp dụng chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu chính ) đối với các nhà đầu tư vào trong nước.
    - Giảm thuế thu nhập, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu, nguyên vật liệu và thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu.
    - Khuyến khích đầu trong nước bằng biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
    - Mở rộng thị trường vốn thông qua các hình thức huy động vốn như liên doanh, liên kết, góp phần bảo hiểm song song với việc phát triển thị trường vốn ngắn hạn, xúc tiến việc làm thành lập và phát triển thị trường vốn trung hạn và dài hạn, đặc biệt là thị trường mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tiến tới lập thị trường chứng khoán.
    Đất nước ta phát triển đi lên được trước hết tuỳ thuộc vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và sau đó phải có năng lực trí tuệ bản thân và phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi nước là những bài học kinh nghiệm cho chúng ta học hỏi, từ đó ta có thể tránh được những sai lầm mà các nước khác vấp phải đồng thời học hỏi được những cái hay để từ đó có thể áp dụng vào nền kinh tế VN phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước.
     
Đang tải...