Tài liệu phân tích những đặc điểm chung về thị hiếu,những quy định về pháp luật,tập quán kinh doanh,những chí

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: phân tích những đặc điểm chung về thị hiếu,những quy định về pháp luật,tập quán kinh doanh,những chính sách kinh tế và tình hình thị trường hàng dệt may của Hoa Kỳ

    Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng ,đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.Nhận thức được điều đó,trong thời ḱ đổi mới,Nhà nước ta đă có một chính sách thương mại quốc tế đúng đắn.Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đă nhấn mạnh:’’Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế,đa phương hoá,đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.Xây dựng một nền kinh tế mở,hội nhập với khu vực và thế giới,hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”.
    Thực hiện tư tưởng, chính sách trên,thương mại quốc tế nước ta không ngừng phát triển .Với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá,quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đă và đang phát triển không ngừng. Hiện nay,Việt Nam đă có mối quan hệ với 160 quốc gia và có quan hệ thương mại với khoảng 110 nước trên thế giới,trong đó các thị trường chính là ASEAN,Nhật Bản,EU,Nga,Trung Quốc .và trong năm 2000 vừa qua,khi hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Ḱ được kí kết,thị trường Hoa Ḱ là một thị trường lớn đầy triển vọng cho các nhà xuất khẩuViệt Nam.
    Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được điều chỉnh và bổ sung phong phú hơn.Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua là các mặt hàng nông sản,thủ công mỹ nghệ,hàng tiêu dùng .Trong nhóm hàng tiêu dùng th́ dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn.Hàng dệt may Việt Nam đă được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới và được xuất khẩu sang thị trường Hoa Ḱ trong vài năm trở lại đây.Làm thế nào để hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường một cách vững chắc đang là vấn đề mới mẻ và cấp bách đối với các nhà doanh nghiệp dệt may Việt Nam
    Bài viết này sẽ đề cập và phân tích những đặc điểm chung về thị hiếu,những quy định về pháp luật,tập quán kinh doanh,những chính sách kinh tế và t́nh h́nh thị trường hàng dệt may của Hoa Kỳ để từ đó có thể thấy được những khó khăn,những mặt yếu kém cũng như thấy được những thuận lợi để tận dụng triệt để mọi cơ hội và t́m giải pháp hoá giải những khó khăn,biến những mặt yếu kém thành những thuận lợi,giúp cho hàng dệt may Việt Nam nhanh chóng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ,mở rộng đầu ra cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam,tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu,góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
    Do tŕnh độ c̣n hạn chế,bài viết không thể tránh được những sai sót.Dù sao,tôi mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp người đọc hiểu thêm về thị trường Hoa Kỳ,một thị trường mới cho hàng dệt may Việt Nam.









    Nội Dung
    I.Thương mại quốc tế-một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc phát triển nền kinh tế
    1.Sù tồn tại khách quan của TMQT
    Thương mại quốc tế là quá tŕnh trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục dích kinh tế tối đa.Kinh doanh thương mại quốc tế ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan đối với bát ḱ một nền kinh tế nào và đối với nền kinh tế toàn thế giới.Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,về kinh tế và các yếu tố khác đă dẫn đến sự tồn tại khách quan của phân công lao động xă hội và chuyên môn hoá sản xuất,cơ sở cho sù ra đời của thương mại quốc tế.Thực tế đă cho thấy rằng phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế càng sâu sắc tức là những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt ngày càng phụ thuộc lẫn nhau th́ thương mại quốc tế ngày càng phát triển
    Ngay từ khi mới ra đời,người ta đă nhận thấy những lợi Ưch to lớn mà thương mại quốc tế mang lại cho một quốc gia.Khi một quốc gia tiến hành mở cửa,trao đổi buôn bán với nước ngoài th́ khả năng tiêu dùng của nước đó sẽ được mở rộng,sẽ có nhiều mặt hàng được tiêu dùng với số lượng nhiều hơn trong khi đường giới hạn khả năng sản xuất th́ không được mở rộng.Bởi vậy mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ không ngừng và là một hoạt động gắn kết các quốc gia với nhau trong xu thế hội nhập quốc tế.


    2.Ư nghĩa và nhiệm vụ của thương mại quốc tế
    Thương mại quốc tế là ngành phân phối,lưu thông hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài.Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng hoá của quá tŕnh tái sản xuất mở rộng ,chắp nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với sản xuất và tiêu dùng của nước ngoài.
    Thương mại quốc tế nhằm giới thiệu, thúc đẩy khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta với nước ngoài một cách có lợi nhất .Trên cơ sở đó tiến hành phân công lại lao động,khai thác mọi tiềm năng để sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu.Mặt khác tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng và thế mạnh về hàng hoá,công nghệ và vốn của các nước và các khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh của nước ta để thúc đẩy quá tŕnh tái sản xuất ,tiêu dùng,phát triển kịp thời với tiến tŕnh chung của nhân loại.
    Với lợi Ưch và ư nghĩa to lớn trên,nhiệm vụ cơ bản của kinh doanh thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là:
    -Tạo vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu vật tư kỹ thuật,xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xă hội,thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
    -Thông qua hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế,phát huy và sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước ,tăng giá trị ngày công lao động,tăng thu nhập quốc dân.
    -Kinh doanh thương mại quốc tế phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
    -Mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại để nâng cao uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế,góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của nhà nước.

    3.Vài nét khái quát quát về ngành dệt may.
    Ngành dệt là một ngành công nghiệp nhẹ,sử dụng máy móc kĩ thuật để sản xuất ra các sản phẩm xơ,sợi,vải,dệt kim .Nguuyên liệu cho ngành dệt là bông,tơ tằm, xơ sợi tổng hợp .Để cung cấp các nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt th́ phải phát triển nghề trồng bông,trồng dâu nuôi tằm
    Ngành may là một ngành công nghiệp nhẹ,sử dụng máy móc kĩ thuật để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng mà nguyên liệu chính là các sản phẩm của ngành dệt.
    Ngành dệt may là sự kết hợp giữa hai ngành dệt và may.Ngành may muốn phát triển th́ ngành dệt cũng phải phát triển.Kết quả là ta có một ngành dệt may hoàn chỉnh hơn.
    Dệt may là ngành thu hót nhiều lao động.Ngoài số công nhân lao động trong các nhà máy,xí nghiệp dệt,may,c̣n gián tiếp thu hót lao động ở các vùng nông thôn trong nghề trồng bông,trồng dâu nuôi tằm và một số lượng lao động không Ưt trong các ngành công nghiêp hoá dầu,ngành in,nhuộm,thêu .
    Hiện nay,ngành dệt may ngày càng đ̣i hỏi công nghệ tiên tiến,hiện đại.Trước kia,người ta sử dụng khung cửi để kéo sợi,máy khâu đạp chân để may,thêu bằng tay,nhuộm bằng lá cây và dụng cụ thủ công Ngày nay,người ta đă sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại như máy dệt,máy may công nghiệp,máy thêu,máy cắt .thay thế các loại máy móc thủ công làm tăng năng suất,nâng cao chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên,dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu không có kĩ năng khéo léo,đức tính cần cù,không có những nhà tạo mẫu sáng tạo th́ không thể có được những chiếc áo, những bộ complê với nhiều mẫu mă phong phú,hợp thời trang.
    Ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng phát triển và đi lên.TCty dệt may Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp sẽ phấn đấu đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới với các quan điểm chủ đạo:Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá tŕnh CNH-HĐH đất nước;chú trọng đa dạng hoá sản phẩm,coi trọng thị trường nội địa,thay thế hàng nhập khẩu mặt khác nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường thế giới;tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,nhất là các doanh nghiệp may,đồng thời gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác,đảm bảo đến năm2010 công nghệ tương đương Hồng Kông,Thái Lan .
    4.Các học thuyết Thương Mại Quốc Tế và khả năng áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam
    Để giải thích cho sự tồn tại của thương mại giữa các nước và những lợi Ưch của nó,đă có rất nhiều các học thuyết của các nhà kinh tế học ra đời.Quy luật lợi thế tương đối của David Ricardo,nhà kinh tế học người Anh nói rằng:các nước hay cá nhân nếu chuyên môn hoá trong việc sản xuất hoặc xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn th́ sẽ có lợi Ưch kinh tế lớn hơn.Có nhiều nguyên nhân giải thích tại sao chi phí cơ hội hoặc chi phí tương đối lại có thể khác biệt tại các nước khác nhau.Có thể đó là yếu tố công nghệ hoặc hiệu suất.Với một nước có tŕnh độ công nghệ thấp như nước ta th́ việc chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố kỹ thuật là không hợp lư và không thể phát triển thương mại quốc tế được.
    Lư thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo chỉ đề cập đến mô h́nh đơn giản với hai nước,hai hàng hoá và một nguồn lực đầu vào là lao động.V́ thế mô h́nh của David Ricardo chưa giải thích một cách rơ ràng nguồn gốc của thương mại quốc tế trong nền kinh tế hiện đại.Hai
    nhà kinh tế học Thuỵ Điển Hecsher Ohlin đă bổ sung bằng một mô h́nh mới trong đó hai ông đề cập đến hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn cùng với rất nhiều giả thuyết khác .
    Học thuyết của Hecsher Ohlin phát biểu:Một nước sẽ xuất khẩu hàng hóa mà viẹc sản xuất nó yêu cầu sử dụng nhiều nhân tố tương đối rẻ và sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó yêu cầu sử dụng nhiều nhân tố tương đối đắt và khan hiếm của nước đó .Tóm lại một nước giàu lao động tương đối sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng tương đối nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng tương đối nhiều vốn.
    Trên đây là một số học thuyết cổ điển giải thích sự ra đời của thương mại quốc tế.Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển ,người ta lại t́m ra nhiều học thuyết khác nói lên sự tồn tại khách quan và tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
    Việt Nam là nước có dân số đông ,khoảng 79 triệu người trong đó số người trong độ tuổi lao động có khoảng 40 triệu người.Ngoài ra,người lao động Việt Nam c̣n có đức tính cần cù,khéo léo và có óc sáng tạo do đó ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ rất quan trọng và mang tính ṃi nhọn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay.Mặt khác,giá nhân công rẻ sẽ là một yếu tố thu hót được nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự chuyển dịch ngành may từ các nước phát triển và các nước Nics.
    Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng, Èm,m­a nhiều,Việt Nam có lợi thế phát triển nghề trồng bông,trồng dâu nuôi tằm,trồng đay,có thể tự cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định.Điều này sẽ giúp giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.Như vậy,với đặc điểm thu hót nhiều lao động,cùng với những yêu cầu về nguyên phụ liệu,những điều kiện trên sẽ là những lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may

    II.Thị trường Hoa Kỳ-Thị trường mới cho xuất khẩu Việt Nam
     
Đang tải...