Tiểu Luận Phân tích những chuyển biến và thành tựu giáo dục Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa cho đến nay? Bằn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung QuốcTrung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4 và là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng hơn 1,33 tỉ người. Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực duyên hải phía đông. Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó trên 90% là dân tộc Hán. Bản đồ hành chính Trung Quốc được chia làm 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 5 khu tự trị và 2 đặc khu hành chính.
    Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và kéo dài nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi sự chia cắt và thống nhất thường xuyên trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, các triều đại nối tiếp nhau với một thời kỳ cực thịnh kế tiếp bằng một thời kỳ cực suy. Mặc dù vậy, trong nhiều thế kỷ, nền văn minh Trung Hoa vẫn luôn là nền văn minh tiên tiến nhất và có nhiều ảnh hưởng về văn hóa đến nước Đông Á. Giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền văn minh rực rỡ đó.
    Nền giáo dục của Trung Quốc đã phát triển từ rất sớm. Các triều đại Trung Quốc đã xem Nho giáo như một nền tảng triết học cho việc cai trị và duy trì chế độ phong kiến. Vì vậy, giáo dục chủ yếu hướng người học đến những kiến thức mang tính kinh điển và những giá trị đạo đức mang tính khuôn phép của người quân tử nhằm phục vụ cho chế độ phong kiến. Nền giáo dục Nho học có những ưu điểm là đề cao các giá trị đạo đức, nhấn mạnh trách nhiệm của người học với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng ngược lại, Nho học có những nhược điểm là xem nhẹ khoa học tự nhiên, ít chú trọng đến việc phát triển kỹ năng phân tích sáng tạo của người học, không bình đẳng về quyền lợi học tập giữa các giới.
    Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt do ảnh hưởng của phương Tây, chiến tranh xâm lược và nội chiến. Các nhà cải cách đã bắt đầu nhấn mạnh đến những thay đổi căn bản về triết lý và hệ thống giáo dục để làm tiền đề cho những thay đổi trong đời sống xã hội của Trung Quốc. Hệ thống trường học cùng với chương trình giảng dạy theo kiểu phương Tây đã ra đời, chấm dứt nền Nho học tồn tại hàng ngàn năm. Hệ thống chữ viết cũng được đơn giản hóa nhằm khuyến khích mọi người học tập.
    Đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo toàn diện đối với sự nghiệp giáo dục, theo đó các cấp ủy Đảng chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và điều phối mọi hoạt động giáo dục ở các cấp chính quyền và trong mỗi trường học. Chính sách phát triển giáo dục được Đảng đưa ra là “dân tộc, khoa học và đại chúng”, đào tạo mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và công nhân trở thành những công dân tốt nhằm xây dựng nhà nước mới Xã hội chủ nghĩa. Giáo dục và đào tạo lấy triết học Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
    Nhà nước CHND Trung Hoa giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục. Các chính sách và các đổi mới giáo dục quan trọng đã được thực hiện để hài hòa giữa chức năng giáo dục chính trị tư tưởng với chức năng kinh tế của giáo dục, giữa giáo dục vì mục tiêu hiệu quả kinh tế với giáo dục vì công bằng và bình đẳng xã hội. Hiện nay, Trung Quốc có một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học (6 năm), giáo dục trung học (6 năm, trong đó THCS 3 năm và THPT 3 năm), và giáo dục đại học. Trong đó giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm ban hành năm 1986.
    Những chuyển biến và thành tựu của Trung Quốc từ sau cải cách và mở cửa cho đến nay: Có thể nói, sự chuyển biến lớn nhất của giáo dục Trung Quốc bắt đầu từ sự chuyển biến về quan điểm, đường lối, chính sách và tưu duy lý luận. Về xã hội, Trung Quốc xây dựng XHCN theo đặc trưng riêng của Trung Quốc – Đó là lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng- Tiêu diệt tư tưởng phong kiến (1949 .1976), xây dựng nền Đại công nghiệp (1976 1986), tiến hành cải cách văn hóa điển hình là cuộc cách mạng văn hóa . – Đó là lấy lý luận Đặng Tiểu Bình làm phương châm hành động – Đấu tranh giai cấp không phải là nhiệm vụ hàng đầu, phát triển kinh tế mới là nhiệm vụ hàng đầu, chính vì thế, Trung Quốc đã sớm lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị trường – Điều này thể hiện rõ trong Nghị Quyết của Đảng
    Trong thời đại này, Trung Quốc đã sớm xác định: “ Khoa giáo hưng quốc” – Nghĩa là lấy giáo dục để chấn hưng đất nước dựa trên nền tảng giáo dục hướng ra thế giới, hướng tới hiện đại hóa và hướng tới tương lai.
    Trung Quốc đã tiến hành mạnh mẽ cải cách giáo dục quốc dân theo hướng ngày càng hiện đại hóa thuận theo xu hướng quốc tế hóa. Về cơ cấu hành chính, lựa chọn và thống nhất với cơ chế 6-3-3-4, nâng cải cách giáo dục từ 5 năm lên 9 năm; Chú trọng và làm tốt phân luồng học sinh sau THCS; Thực hiện mạnh và thành công cải cách giáo dục ở phổ thông, thể hiện ở phân cấp quản lý chương trình; Cải cách chương trình, sách giáo khoa; Thực hiện dạy học tựu chọn; Thay đổi cách đánh giá trong thi cử; Thay đổi cách thức quản lý dạy học; Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên; Giảm định mức học sinh trên dầu giáo viên; Hiện đại hóa cơ sở vật chất nhà trường.
    Đối với giáo dục nghề nghiệp: Phát triển nhiều loại hình ra khắp nơi trên lãnh thổ để cung cấp lực lượng công nhân cho các nhà sản xuất. Do sự phát triển của công nghiệp nên Trung Quốc có một thị trường lớn ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới, hệ thống nhà máy sản xuất phát triển mạnh nên nhu cầu về lao động có chuyên môn nghề nghiệp chất lượng cao là rất lớn- Từ đó kích thich được sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp.
    Đối với giáo dục cho người trưởng thành: Do ảnh hưởng lớn của cách mạng văn hóa, hầu hết lứa tuổi người trưởng thành chưa có cơ hội học tập, để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc rất tập trung cho giáo dục người trưởng thành với các hình thức giáo dục linh hoạt, đa dạng – Coi đây là bộ phận quan trọng trong nền giáo dục quốc dân.
    Đối với giáo dục nông thôn: Trung Quốc trú trọng phát triển giáo dục nông thôn và đã đạt nhiều thành tựu lớn. Bởi lẽ, Trung Quốc vốn là nước đi lên từ nền kinh tế Nông nghiệp, không thể phát triển được nếu không tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn- Do đó nhu cầu giáo dục đào tạo ở nông thôn là nhu cầu cấp bách, không thể thiếu được để đào tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Hơn nữa cũng xuất phát từ thực tiễn cuộc cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã phải trả giá nặng nề, cộng với chiến lược tập trung phát triển đô thị . tạo nên phân biệt khoảng cách giầu nghèo dẫn đến xã hội mất ổn định . tạo cho xã hội Trung Quốc mang đặc thù xã hội tiểu khan – Mục tiêu là phải chuyển sang xã hội hài hòa. Một lý do nữa, lực lượng lao động chính tập trung nhiều ở Nông thôn, chiếm một tỷ trọng lớn . Tất cả lý do trên đã khiến Trung Quốc phải xây dựng hệ thống giáo dục nông thôn, giaosd dục suốt đời đang trở thành mục tiêu cơ bản trong sự nghiệp phát triển của Trung Quốc ở thế kỷ XXI.;
    Giáo dục Đại học: Giáo dục Đại học phát triển mạnh, quy mô lớn, xây dựng nhiều trường Đại học chất lượng cao – Xây dựng 100 trường Đại học trọng điểm, một sso trường đẳng cấp quốc tế, đào tạo lãnh đạo, cán bộ quản lý cho caccs trường với những chương trình: “Tia chớp”, “ Xuyên thế kỷ” với 4 phương châm : Trẻ hóa; Cách mạng hóa; Tri thức hóa; Chuyên môn hóa;
    Hệ thống giáo dục phi công lập phát triển manh, phát triển hài hòa với giáo dục công lập.
    Mở rộng trao đổi, hợp tác giáo dục với nước ngoài, mở rộng cửa kích thích, tạo điều kiện cho học sinh đi du học, xây dựng thương hiệu giáo dục Trung Quốc.
    Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài được coi là kế lớn trăm năm: “ Nhất niên thụ cố; Thập niên thụ mộc; Bách niên thụ nhân; Thiên niên thụ đức”. Tăng cường giasdo dục đạo đức, tố chất và lối sống, đề cao tinh thần dân tộc, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai và mặt trái của văn hóa tiêu thụ do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại.
    Cụ thể:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...