Luận Văn Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài

    Hình ảnh những sinh viên vừa đi học vừa đi làm thêm đã trở nên quá phổ biến trong xã hội. Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay, không còn coi mục đích quan trọng nhất của làm thêm là vì thu nhập nữa. Học bốn năm đại học nhưng đa số những kiến thức được học trong trường đều là lý thuyết không có nhiều thực hành, nên “kinh nghiệm” đối với một sinh viên ra trường rất quý báu. Ngoài kinh nghiệm làm việc, các bạn ấy còn nhận được những kinh nghiệm thực sự đáng giá trong cuộc sống: kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên. Được va vấp và trưởng thành hơn. Suy nghĩ khác về công việc sau này và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đã khiến họ có sự chọn lựa công việc làm thêm kỹ càng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn những công việc làm thêm để có kinh nghiệm, các bạn trẻ cũng thường quan tâm chú ý đến những công việc liên quan đến ngành học của mình, để mình có nơi thực hành những cái đang học.
    Thế nhưng thực trạng hiện nay là năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các tổ chức Đoàn, Hội, các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường hoạt động không hiệu quả về mảng này. Vì vậy đề tài “Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ” là thật sự cần thiết để giúp các sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp với khả năng và ngành học của mình.




    II. Mục tiêu nghiên cứu
    1. Mục tiêu chung
    Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học Cần Thơ nhằm đưa ra những giải pháp giúp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp hơn.
    2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích nhu cầu làm thêm của sinh viên.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm.
    - Đề ra giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp.
    III. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp thu thập số liệu
    1.1 Số liệu thứ cấp
    Thu thập số liệu thứ cấp từ sách, báo, internet và một số nguồn khác.
    1.2 Số liệu sơ cấp
    Được thu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 mẫu thông qua bảng câu hỏi.
    - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Cần Thơ
    - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện).
    - Cỡ mẫu: 50 mẫu
    - Bảng câu hỏi gồm 4 phần:
    Phần giới thiêu
    Phần sàng lọc
    Phần nội dung
    Phần phân loại
    2. Phương pháp phân tích số liệu
    2.1 Phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu sơ cấp.
    - Tính tần số
    - Tính điểm trung bình
    2.2 Kiểm định chi bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố.
    2.3 Kiểm định ANOVA để kiểm định những sinh viên khác nhau có nhu cầu đi làm thêm không khác khau.
    2.4 Phân tích bảng chéo về nhu cầu đi làm thêm của sinh viên với giới tính để xác định mức độ ảnh hưởng của giới tính với nhu cầu đi làm thêm của sinh viên.
    IV. Câu hỏi nghiên cứu
    - Sinh viên có nhu cầu đi làm thêm hay không?
    - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên?
    - Làm thế nào để giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp?
    V. Các giả thuyết
    - Sinh viên khác nhau thì có nhu cầu đi làm thêm không khác nhau.
    - Các yếu tố khác nhau thì ảnh hưởng không khác nhau đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên.
    - Sinh viên khác nhau thì chịu ảnh hưởng không khác nhau đến nhu cầu đi làm thêm.
    VI. Lược khảo tài liệu
    1. Lý thuyết
    Nhu cầu: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

    2. Nghiên cứu khoa học đã thực hiện
    Nhóm sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM (2004), “Cuộc điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên tại TP.HCM”. Đề tài này được thực hiện trên 200 mẫu, trong đó bao gồm những sinh viên không đi làm thêm.
     Kết quả nghiên cứu
    - Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chọn việc làm thêm là thu nhập.
    - Yếu tố thứ hai là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không.
    - Loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp chiếm 41,5%.
    - Loại công việc được ưa chuộng kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp chiếm 22%.
    Trong đó, 62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè; 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường và 5,1% tìm việc qua các phương tiện truyền thông.
    Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp”. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình phương trình cấu trúc, dựa trên mẫu khảo sát với 360 sinh viên quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp.
     Kết quả nghiên cứu
    Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên: việc làm, thông tin và thủ tục thoáng, tình cảm quê hương, chính sách ưu đãi, vị trí và môi trường, con người, điều kiện giải trí, chi phí sinh hoạt rẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...