Luận Văn Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín - Sacombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 3/12/13
    Last edited by a moderator: 3/12/13
    MỤC LỤC

    TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG iv
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    2.1 Mục tiêu chung 2
    2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
    4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK 4
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
    1.2 Ngành nghề kinh doanh và thị trường kinh doanh 6
    1.2.1. Ngành nghề kinh doanh 6
    1.2.2. Thị trường kinh doanh 6
    1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 7
    1.3.1. Sơ đồ tổ chức 7
    1.3.2. Hội đồng quản trị 8
    1.3.3. Ban kiểm soát 8
    1.3.4. Ban tổng giám đốc 8
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 9
    2.1 Phương pháp luận 9
    2.1.1. Khái niệm lợi nhuận 9
    2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận 9
    2.1.2.1. Hệ số lãi gộp 9
    2.1.2.2. Hệ số lãi ròng (ROS) 10
    2.1.2.3. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 11
    2.1.2.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 11
    2.1.2.5. Sơ đồ DuPont 12
    2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12
    2.2.1. Phương pháp so sánh 12
    2.2.1.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối 13
    2.2.1.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối 13
    2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 14
    2.2.2.1. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số 14
    2.2.2.2. Thực hiện phương pháp thay thế 14
    Chương 3 PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK QUA HAI NĂM 2008 VÀ 2009 15
    3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank 15
    3.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank qua hai năm 2008-2009 17
    3.2.1 Hệ số lãi gộp 17
    3.2.2 Hệ số lãi ròng (ROS) 17
    3.2.3 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 18
    3.2.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 19
    3.2.5 Phân tích bằng sơ đồ DuPont 20
    Chương 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK 21
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 24
    1. KẾT LUẬN 24
    2. KIẾN NGHỊ 25

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong bất kỳ nền kinh tế nào, khi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh đều có những mục tiêu riêng để hướng đến, và tất cả các mục tiêu đó đều nhằm một mục đích chung duy nhất là lợi nhuận. Thông qua lợi nhuận đạt được, doanh nghiệp sẽ đánh giá kết quả hoạt động của mình. Lợi nhuận càng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Tức là, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả là vì lợi nhuận. Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng luôn tìm cách nâng cao các khoản thu nhập của mình sao cho chi phí bỏ ra luôn thấp hơn các khoản thu vào để đảm bảo cho sự tồn tại của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đặc biệt chú ý. Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường. Lợi nhuận còn là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
    Nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các biện pháp hiệu quả để tăng lợi nhuận của mình? Đó là một vấn đề bức bách và có tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế. Để tồn tại và phát triển thì điều chủ yếu quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả, phải thu được lợi nhuận. Để giải quyết tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, xu hướng tác động của từng nhân tố đến việc tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận là rất quan trọng, vì qua quá trình phân tích doanh nghiệp sẽ thấy được những nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Chính vì lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào nên ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Việc phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng thực chất là để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động để các nhà quản trị ngân hàng có thể dưa ra các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận. Và với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín - Sacombank”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (NH Sacombank) qua hai năm 2008 và 2009, từ đó tìm ra các nhân tố tác động đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận đó để giúp Ngân hàng có những giải pháp tốt nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    (1) Giới thiệu chung về NH Sacombank.
    (2) Các phương pháp luận và phương pháp phân tích dùng phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của NH Sacombank.
    (3) Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của NH Sacombank qua hai năm 2008 và 2009.
    (4) Một số đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của NH Sacombank.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...