Chuyên Đề Phân tích nhân vật Mị tác phẩm " Vợ chồng A phủ ' Tô Hoài

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mị- nhân vật trung tâm của câu chuyện “Vợ chồng A Phủ”. Mị là cô gái trẻ đẹp, connhà lao động, có tấm lòng nhân hậu. Thế nhưng, số phận run rủi, nàng phải vàonhà Thống li PáTra làm vợ để trả món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ nàng. Lẽ ra làcuộc đời sẽ tốt đẹp nhưng số phận không an bài như thế, nơi đây Mị bước sangmột trang đời đầy tăm tối, tất cả như xô dạt về hướng lụi tàn, không gì cứu vãnđược Mị . Mị trở nên câm nín vô hồn , vô cảm. Mị khóa chặt lòng mình: khônggiao tiếp, không trông chờ, không hy vọng, không phản ứng, Mị “lùi lũi như conrùa trong xó cửa”. Ý nghĩa của cuộc sống chỉ còn lại đơn thuần là những ngàydài lê thê chưa chết. Cứ thế Mị giam cầm mình trong căn buồng tăm tối “kìn mít,có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay ” và chi tiết ấy lặp lại đếnmấy lần trong tác phẩm. Để rồi từ ô cửa ấy, Mị nhìn ra bên ngoài và thấy cáimàu trăng trắng không biết là sương hay nắng, Mị mất cả ý niệm về không gian vàthời gian, Mị không phân biệt được thời gian sáng và chiều, không biết mùa nàođã về, con chim nào đã bay qua dưới cửa sổ. Mị bị cuốn vào cái vòng xoáy côngviệc giặt đay, xe đay, bưng ngô và sau tết “lên núi hái thuốc phiện đến mùathì lên nương bẻ bắp Bao giờ cũng thế, suốt năm như thế”. Ý thức làm người củaMị dần dần bị tê liệt. Độc ác hơn, gia cấp phong kiến ấy còn đánh đập, chà đạplên nhân phẩm của Mị. Chúng dùng bóng ma thần quyền nhằm hù dọa, ức hiếp triệttiêu cả niềm tin và sự phản kháng của Mị. Phần “Người” trong Mị cứ chết dần mòntheo ngày tháng, nhu cầu giao lưu với bên ngoài dường như bế tắc. Và Mị đã chọncái chết như một con người còn hơn là sống như trâu ngựa. Nàng định dùng “nắmlá ngón” để kết liễu kiếp đọa đày của mình. Thế nhưng, vì sợ liên lụy đến chamẹ. nàng “ném nắm lá ngón xuống đất” để tiếp tục sống dù trong đọa đày tủinhục. Mị giống như Thuý Kiều hai trăm năm trước, lựa chọn của Mị thực chất làbán mình cứu cha. Đó là sự phản kháng dù tiêu cực nhưng hết sức quyết liệt: lấycái chết để phủ nhận cuộc sống làm dâu gạt nợ.Và rồi cơn gío lành đã đến vàngọn lửa ngọn lửa ham sống đã bùng lên lần thứ nhất trong câu chuyện này từ một“đêm tình mùa xuân”. Đêm tình mùa xuân ngân lên như một niềm thơ từ tiếng sáodìu dặt gọi bạn tình nghe “thiết tha bồi hồi”, làm xao động trái tim và cõilòng Mị. Vâng ! Mùa xuân tình yêu đã đến. Tác động của nắng xuân, màu sắc biếnảo của hoa anh túc trên nương, của ánh trăng đêm hò hẹn, của tiếng khèn, tiếngsáo miên man gọi bạn tình, như nguồn nhiệt lượng thiêng liêng dội vào khoảngsâu thẳm tâm hồn Mị, sưởi ấm và làm tan chảy tảng băng lạnh lẽo trong lòng Mị.Cõi lòng Mị ấm dần lên, băng giá tan chảy và Mị hồi sinh. Những hạt mầm đầutiên của cảm xúc bắt đầu nảy nở: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổihổi”. Nhận thức và nhu cầu được sống chảy lai láng trong tâm hồn Mị và rồi vẻđẹp sặc sỡ của “những chiếc váy hoa phơi trên mõm đá xoè ra như cánh bướm”trong các làng Mèo đỏ lọt vào mắt nàng. Ấn tượng về chiếc váy hoa đã đánh thứcnhư cầu làm đẹp của người thiếu phụ có gương mặt buồn này. “Mị ngồi nhẩm thầmbài hát của người đang thổi”. Đó là tiếng hát vang lên từ trong đáy sâu tâm hồnMị - tiếng hát của thanh xuân mà không có một thế lực cường quyền, thần quyềnnào có thể dập tắt được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...