Thạc Sĩ Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995- 2007 bằng mô hình P-Star

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mục lục . i
    Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu iv
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các hình v i
    Phụ lục v ii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Trình bày vấn đề nghiên cứu . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3
    5. Kết cấu của đề tài 3
    6. Những đóng góp của đề tài 4
    CHƯƠNG 1 5
    TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH P-STAR . 5
    3.1. Định nghĩa lạm phát và cách đo lường . 5
    3.2. Quan điểm các trường phái kinh tế vĩ mô về nguyên nhân lạm phát . 8
    1.2.1. Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ 9
    1.2.2. Lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ 12
    1.2.3. Nhân tố kỳ vọng và lạm phát 18
    1.2.4. Lạm phát và kinh tế học chính trị 20


    ii
    1.2.5. Tóm tắt các lý thuyết lạm phát . 20
    3.3. Lợi ích của giá cả ổn định . 21
    3.4. Mô hình P-Star . 22
    1.4.1. Giới thiệu . 22
    1.4.2. Mô hình P-Star và nền kinh tế “đóng” . 24
    1.4.3. Mô hình P-Star và nền kinh tế “mở - nhỏ” . 27
    1.4.4. Mô hình P-Star tổng quát . 29
    3.5. Những bằng chứng thực nghiệm của mô hình P-Star . 30
    CHƯƠNG 2 . 33
    LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ . 33
    2.1. Lịch sử lạm phát của Việt Nam . 33
    2.2. Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2007) . 37
    2.3. Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu . 40
    2.3.1. Lạm phát là vấn đề của đo lường. 41
    2.3.2. Lạm phát là do nhập khẩu. 44
    2.3.3. Lạm phát là hiện tượng tiền tệ . 47
    CHƯƠNG 3: . 52
    KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ TẠO RA LẠM PHÁT BẰNG MÔ HÌNH P-STAR . 52
    3.1. Nhận dạng mô hình kinh tế lượng . 52
    3.2. Mô tả số liệu và kiểm định tính chất của các biến . 54
    3.2.1. Mô tả các biến cơ sở . 54
    3.2.2. Neo tỷ giá của đồng Việt Nam . 55
    3.2.3. Kiểm định thống kê các biến . 58
    3.3. Ước lượng các giá trị cân bằng . 60


    iii
    3.4. Chênh lệch giá và kiểm định tính chất các biến hồi qui . 64
    3.5. Lựa chọn mô hình thích hợp 67
    3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm 69
    3.7. Kết luận và gợi ý chính sách 71
    3.7 1. Kết luận về kết quả thực nghiệm . 71
    3.7 2. Mô hình P-Star trong phân tích lạm phát Việt Nam 72
    3.7 3. Gợi ý chính sách . 73
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt 78
    Tài liệu tham khảo tiếng Anh 79
    PHỤ LỤC . 83


    MỞ ĐẦU
    1. Trình bày vấn đề nghiên cứu
    Lạm phát tính bằng CPI năm 2008 của Việt Nam cho đến tháng Tám là 22,14 phần
    trăm. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ 10 năm qua và cũng là tỷ lệ cao nhất so
    với tất cả các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Lạm phát cao cho đến thời
    điểm này là một quá trình tích luỹ từ khá lâu. Lạm phát bắt đầu cao từ năm 2004
    (9,6 phần trăm) và khi đó mặc dù có một số giải pháp ngắn hạn từ Chính phủ, chẳng
    hạn như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng thương mại nhằm
    thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 vẫn tiếp tục tăng vọt.
    Trong giai đoạn này, thay vì giảm lạm phát phải trở thành mục tiêu ưu tiên cao nhất
    trong các mục tiêu quản lý vĩ mô thì Chính phủ vẫn tiếp tục xem tăng trưởng kinh tế
    là quan trọng hàng đầu. Sự thiếu quan tâm này xuất phát từ những nhận định trái
    ngược nhau về nguyên nhân tạo ra lạm phát, không ít trong số đó xem lạm phát tăng
    cao là kết quả của những nguyên nhân khách quan chứ không phải từ chính sách
    chủ quan của chính Chính phủ.
    Thực tế, một cách tổng quát, có hai dòng ý kiến trái ngược nhau. Dòng ý kiến thứ
    nhất là cho rằng lạm phát có thể bắt nguồn từ giá thế giới tăng (đại diện là giá dầu
    lửa và giá lương thực tăng) và như vậy sự tăng giá của các mặt hàng này trên thế
    giới lan truyền sang giá nội địa là một điều hiển nhiên. Giải pháp khả dĩ chống lạm
    phát của nhóm này là hạn chế sự lan truyền thông qua thuế quan và can thiệp giá
    trực tiếp trên thị trường nội đia, chẳng hạn như trợ giá xăng dầu.
    Ngược lại, nhóm ý kiến thứ hai phản biện rằng sự gia tăng của lạm phát bắt nguồn
    từ nguyên nhân bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Cụ thể, nhóm này cho rằng
    cung tiền đã tăng quá cao trong suốt giai đoạn trên chính là nguyên nhân dẫn đến
    lạm phát cao. Mặc dù hai nhóm ý kiến trên đều có luận cứ cho riêng mình, nhưng
    phần lớn đều là những nhận định chủ quan và thiếu những bằng chứng thực nghiệm
    tin cậy.


    2
    Hơn thế nữa, những sự kiện ảnh hưởng đến lạm phát này ngày càng diễn ra phức
    tạp, giá dầu trong năm 2007 và nữa đầu năm 2008 tiếp tục leo thang, cung tiền trong
    nước tiếp tục mở rộng, dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp vẫn tràn vào Việt Nam
    sau khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
    giới .Trong năm 2007, sự mở cửa trên thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng
    thương mại trên thị trường hàng hoá đã làm cho các biến số gây ra lạm phát vô cùng
    phức tạp. Điều này đã dẫn đến các đề nghị chính sách không theo một hướng nhất
    quán và thậm chí những tranh luận đối lập vẫn tiếp tục tồn tại.
    Trong bối cảnh trên, một nghiên cứu thực nghiệm để giải thích các nguyên nhân
    lạm phát cần được tiến hành một cách nghiêm túc. Nghiên cứu này đòi hỏi phải dựa
    trên một nền tảng lý thuyết cũng như các bằng chứng nghiên cứu trước đây một
    cách vững chắc và nhất quán. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này cũng sẽ
    tránh đi các nhận định chủ quan và có tính chất sự kiện để từ đó có thể đưa ra một
    đề nghị chính sách thích hợp và có cơ sở, nhất là ở trung hạn. Hơn nữa, lạm phát là
    một hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố và vì thế sẽ rất sai lầm nếu lý giải nó
    chỉ bằng một nguyên nhân nào đó và xem đó như là điều duy nhất để rồi bác bỏ các
    nguyên nhân còn lại. Chính vì nhu cầu thực tế này tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên
    cứu “Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995-
    2007 bằng mô hình P-Star
    ”. Mô hình được lựa chọn trong nghiên cứu này có khả
    năng lý giải lạm phát một cách tổng hợp nhất, nó cho phép xem xét đồng thời hai
    nhóm nguyên nhân bên trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Thứ nhất, kiểm chứng tính thích hợp của mô hình P-Star trong phân tích nhân tố
    gây ra biến động lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
    Thứ hai, trên cơ sở của mục tiêu thứ nhất, nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi rằng
    nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên
    cứu là bắt nguồn từ đâu. Từ chính sách chủ động bên trong hay là do sự lan truyền
    từ bên ngoài một cách bị động?


    3
    Thứ ba, dựa trên kết quả thực nghiệm, tác giả sẽ đề nghị chính sách khả dĩ trong vấn
    đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu này thực hiện trên cở sở dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn từ quí 2
    năm 1995 đến quí 2 năm 2007. Toàn bộ những nhận định, phân tích và kết luận
    chính là bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích nhân tố bên
    ngoài có ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam - như một nền kinh tế nhỏ và mở
    cửa thì nền kinh tế Mỹ sẽ đại diện như là nước ngoài, khi đó VND neo danh nghĩa
    vào USD.
    4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề liên quan đến lạm phát cũng như
    biến động của nó. Các nhân tố tạo nên lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn cũng
    được kiểm chứng ở đây.
    Để trả lời cho các câu hỏi ở phần mục tiêu nghiên cứu. Ngoài các phương pháp mô
    tả thống kê cơ bản và nhận định vấn đề theo lối diễn dịch hoặc qui nạp, nghiên cứu
    này dựa vào phương pháp định lượng để kiểm chứng giả thuyết. Người viết sẽ thực
    hiện các hồi qui thực nghiệm trên cơ sở của giả thuyết mô hình kinh tế lượng P-
    Star. Những hồi qui này được thực hiện bằng phần mềm Eviews phiên bản 5.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các chữ viết tắt, phụ
    lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương nội dung:
    Chương 1: Tổng quan về lý thuyết lạm phát và mô hình P-Star. Mục tiêu của
    chương này là tóm tắt những lý thuyết có liên quan đến vấn đề lạm phát của một
    nền kinh tế. Sau đó chúng tôi phân tích chi tiết về sự phát triển cũng như ứng dụng
    của mô hình P-Star trong phân tích lạm phát. Chương này làm cơ sở cho các vấn đề
    phân tích thực nghiệm của các chương sau.


    4
    Chương 2: Lạm phát ở Việt Nam: diễn biến và mô tả. Mục tiêu của chương 2 là
    mô tả bối cảnh phát triển kinh tế và lạm phát của của Việt Nam. Chương này đặc
    biệt nhấn mạnh những diễn biến chi tiết của lạm phát trong giai đoạn mà nghiên cứu
    này thực hiện. Những ý kiến phân tích trong cùng chủ đề này cũng được đề cập
    nhằm mục đích làm rõ cho tính thực tiễn và lý do chọn đề tài. Nội dung của chương
    này cũng là cơ sở cho các giả thuyết cần kiểm chứng ở chương 3.
    Chương 3: Kiểm định nhân tố tạo ra lạm phát bằng mô hình P-Star. Đây là
    chương chuyển tải mục tiêu của đề tài này. Các mô hình nhằm kiểm định giả thuyết
    các nhân tố tạo ra lạm phát được thực hiện ở đây. Chương này sẽ trình bày kết quả
    của mô hình hồi qui mà tác giả lựa chọn và đó cũng là cơ sở cho toàn bộ nhận định,
    kết luận cũng như đề nghị chính sách của đề tài này. Cũng trong chương này, tác giả
    đưa ra những kết luận quan trọng và từ đó đề nghị chính sách trong việc kiểm soát
    lạm phát ở Việt Nam.
    6. Những đóng góp của đề tài
    Thứ nhất, đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên ứng dụng mô hình P-Star trong
    phân tích biến động lạm phát ở Việt Nam.
    Thứ hai, đề tài này cung cấp một bằng chứng định lượng về nhân tố tạo ra lạm phát
    ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2007.
    Thứ ba, đề tài này cũng cung cấp một bằng chứng có cơ sở cho đề nghị chính sách
    tiền tệ của Việt Nam trong chủ đề “lạm phát.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...