Thạc Sĩ Phân tích nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 1
    3. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 1
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
    6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 3
    CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN 4
    I.1. CÁC KHÁI NIỆM . 4
    I.1.1. Thâm hụt tài chính và tài trợ doanh nghiệp . 4
    I.1.2. Nợ và các vấn đề xung quanh nợ 4
    I.1.3. Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu . 5
    I.1.4. Rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính 6
    I.2. ĐO LƯỜNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP . 7
    I.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN . 8
    I.3.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (“M&M”) 8
    I.3.2. Lý thuyết đánh đổi (the trade-off theory) 10
    I.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking-order theory) 15
    I.3.4. Lý thuyết chi phí đại diện (the agency theory) 17
    I.3.5. Lý thuyết tín hiệu (the signaling theory) . 19
    I.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN 20
    I.4.1. Nhóm các nghiên cứu theo mô hình các vấn đề về đại diện . 20
    I.4.2. Nhóm các nghiên cứu theo mô hình thông tin bất cân xứng 22
    I.4.3. Nhóm các nghiên cứu theo mô hình về đặc tính của sản phẩm và thị
    trường 24


    I.4.4. Nhóm các nghiên cứu theo mô hình các vấn đề về kiểm soát doanh
    nghiệp 24
    I.4.5. Các nghiên cứu khác . 25
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
    CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 28
    II.1. ĐÔI NÉT VỀ KINH TẾ VIỆT NAM 28
    II.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẾN CẤU
    TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP . 31
    II.2.1. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh 32
    II.2.2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phải là một kênh huy động vốn
    có sức hút 33
    II.2.3. Chính sách cổ tức không hợp lý 34
    II.2.4. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng 35
    II.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
    ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 37
    II.3.1. Giới thiệu mô hình kinh tế lượng 37
    II.3.2. Các giả thiết về mối tương quan giữa cấu trúc vốn và các nhân tố tác
    động đến cấu trúc vốn 39
    II.3.2.1. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi
    (profitability) . 39
    II.3.2.2. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và thuế suất biên tế 40
    II.3.2.3. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp
    (hay mức độ bất cân xứng thông tin) 40
    II.3.2.4. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tấm chắn thuế phi nợ
    hay đòn bẩy hoạt động . 42
    II.3.2.5. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tài sản hữu hình
    (tangible assets) 43
    II.3.2.6. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng
    (growth) 43
    II.3.2.7. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh
    (volatility) 44


    II.3.2.8. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và đặc tính riêng của sản
    phẩm (Uniqueness) 45
    II.3.2.9. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ sở hữu vốn của
    nhà nước . 45
    II.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu 47
    II.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM . 48
    II.4.1. Thống kê mô tả 48
    II.4.2. Ước lượng tham số . 49
    II.4.3. Kiểm định giả thiết . 52
    II.4.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 53
    II.4.5. Kết luận 54
    II.4.6. Giới hạn của đề tài . 55
    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI
    TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 58
    III.1. PHÂN TÍCH CÁC BẤT CẬP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
    .58
    III.1.1. Các bất cập trong mối tương quan giữa các biến 58
    III.1.2. Cấu trúc vốn nghiêng nhiều về vốn cổ phần, đồng thời nợ ngắn hạn
    được sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn 61
    III.2. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 62
    III.2.1. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn 62
    III.2.2. Về mặt chính sách tài chính của doanh nghiệp 63
    KẾT LUẬN CHUNG 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
    PHỤ LỤC 75

    MỞ ĐẦU
    1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
    vốn của doanh nghiệp;
    - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên
    thị trường chứng khoán Việt Nam;
    - Đánh giá thực tiễn cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
    khoán Việt Nam thời gian qua;
    - Phân tích các bất cập trong việc lựa chọn cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp Việt
    Nam và một vài gợi ý cho những quyết định phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
    trên 2 sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Thành
    phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
    Số liệu của đối tượng nghiên cứu được sử dụng là số liệu tài chính của các năm
    2005, 2006 và 2007 được trình bày trong các báo cáo tài chính cung cấp cho các sở
    giao dịch chứng khoán.
    3. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số công ty niêm
    yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, là một bộ phận rất nhỏ trong nền kinh tế.
    Do đặc trưng rất riêng của lịch sử phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, các
    công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài này có thể sẽ không cung cấp
    được những thông tin thuyết phục tuyệt đối về thực trạng tài chính chung của các
    doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.


    Trang 2
    Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong bốn năm 2005, 2006, 2007 và 2008;
    ngoài lý do đây là giai đoạn phát triển khá tốt và ổn định của kinh tế Việt Nam, còn vì
    nguyên nhân do các năm trước năm 2005, số lượng các công ty niêm yết trên thị trường
    chứng khoán không đủ nhiều để đủ số lượng mẫu nghiên cứu đáng tin cậy.
    Hạn chế của đề tài này là không thực hiện một cuộc khảo sát nhằm tìm ra nhiều
    nhất (có thể) các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt
    Nam. Tác giả ứng dụng các kết quả nghiên cứu tương tự tại các nước khác trên thế giới
    và khảo sát các kết quả này tại Việt Nam. Điều này có thể khiến cho nhiều nhân tố
    khác thực sự có gây tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam
    bị bỏ lỡ. Ngoài ra, những giới hạn trong việc thu thập dữ liệu cũng khiến cho kết quả
    nghiên cứu không được trọn vẹn.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa phân tích định tính và phân
    tích định lượng. Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để khảo sát sự ảnh hưởng các
    các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp, trên cơ sở phân tích các kết
    quả nghiên cứu của các lý thuyết cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm đã thực
    hiện ở các nước khác trên thế giới.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang tạo ra những thay đổi nhanh chóng trong
    nền kinh tế Việt Nam và ở bản thân trong các doanh nghiệp trong nước. Sức ảnh hưởng
    của công ty nước ngoài, các công ty đa quốc gia ngày càng rõ nét hơn và sâu rộng hơn.
    Các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi cần có sự thích nghi tương ứng với những thay đổi
    đang dần lớn để có được kết quả hoạt động tốt và khả năng tăng trưởng bền vững.
    Lĩnh vực tài chính cũng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Các
    quan điểm tài chính truyền thống, hay thậm chí là những tồn tại, trong nước đang bị
    cạnh tranh gay gắt bởi những giá trị đã được chứng minh ở biết bao đất nước và nền
    kinh tế khác trên Thế giới; và rõ ràng hơn cả là những thành công của các công ty nước


    Trang 3
    ngoài tại Việt Nam đang diễn ra trước mắt. Tài chính doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi
    cần phải tăng cường tính hiệu quả hơn nữa nhằm hỗ trợ tốt nhất có thể cho kết quả hoạt
    động kinh doanh của các công ty Việt Nam.
    Đi tìm những nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt
    Nam và đưa ra một vài gợi ý hoàn thiện, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu này là nhằm
    mục đích cung cấp thêm cơ sở cho các quyết định tài trợ của các doanh nghiệp Việt
    Nam, hướng các quyết định tài trợ đến mục tiêu xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu cho
    doanh nghiệp.
    Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu này đã được thực hiện bởi Thạc sỹ Trần Hùng
    Sơn (năm 2008); tuy nhiên bài nghiên cứu còn khá cô động và chủ yếu tập trung giải
    quyết vấn đề định lượng. Ở các nước khác trên Thế giới, đây dường như là một đề tài
    có sức hấp dẫn khá lớn. Ngoài những nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn đã quá nổi
    tiếng, còn có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện với nội dung tương
    tự đề tài nghiên cứu này.
    6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
    Chương I : Các lý thuyết về cấu trúc vốn
    Chương II : Phân tích nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
    Chương III : Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài trợ cho các doanh
    nghiệp Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...