Thạc Sĩ Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
    Kết cấu luận văn: gồm 4 chương
    Chương 1: Tổng quan về hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
    động của các ngân hàng thương mại chương này đã nêu khái niệm về hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của một NHTM, hai nhómnhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
    động của NHTM gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.
    4
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
    phần Kiên Long, toàn bộ chương 2 đã nêu được khái quát hiệu quả hoạt động và sự
    biến động của các nhântố tạo nên hiệu quả hoạt động của NHTMCP Kiên Long từ
    năm 2000 đến 2010 theo các số liệu từ phương pháp thống kê. Đồng thời qua số liệu
    phân tích cũng đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
    NHTMCP Kiên Long.
    Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
    hoạt động của NHTMCP Kiên Long, chương này đã nêu rõ phương pháp nghiên cứu
    qua hai giai đoạn: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.Nghiên cứu chính
    thức sẽ sử dụng biện pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Sau khi thu hồi các bản khảo
    sát sẽ xử lý dữ liệu bằng chương trình SPSS nhằm xác định mô hình nhân tố ảnh
    hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kiên Long. Sau đó tiến hành
    phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình toàn diện có ý nghĩa
    thống kê hay không và kiểm định ý nghĩa về mặt thống kê đối với từng biến riêng biệt.
    Chương 4: Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng
    thương mại cổphần Kiên Long, chương này căn cứ vào kết quả nghiên cứutại chương
    3 tác giả gợi ý 2 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHTMCPKL bao gồm
    nhóm nhân tố vĩ mô và nhóm nhân tố vi mô.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày
    càng gia tăng, những bất ổn khó lường của thị trường ngày càng trở nên mạnh mẽ và
    hết sức nguy hiểm, để có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh trên thị trường
    này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những chiến lược riêng phù hợp với năng lực và
    trình độ của mình. Vậy vấn đề đặt ra là chính từng tổchức tín dụng nói chung và ngân
    hàng nói riêng phải có sự nghiên cứu đánh giá đúng hiệu quả hoạt độngcủa mình và
    xác định những nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả hoạt động
    của mình từ đó mới xác định yếu tố nào mạnh để phát huy và yếu tố nào yếu cần phải
    cải tiến nâng cao.Qua đó nâng dần hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra vị thế
    riêng trên thị trường mang đầy tính nhạy cảm này, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan
    đến hiệu quả hoạt động của NHTM như:
    Luận án “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội
    trong tiến trình hội nhập quốc tế” củanghiên cứu sinh Đàm Hồng Phương, hoàn thành
    tháng 8 năm 2009, luận án có phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của
    ngân hàng thương mại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các hiệu quả sử dụng
    vốn của ngân hàng. Nhưng luận án chỉ dừng lại ở khía cạnh đánh giá hiệu quả của hoạt
    động sử dụng vốn qua đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
    NHTM.
    Đối với việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
    ngân hàng Việt Nam đã có Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng phương pháp nghiên
    cứu định tính phối hợp với định lượng bằng việc phân tích các chỉ số tài chính nhằm
    xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân
    hàng thương mại của Việt Nam. Nghiên cứu trên mang tính chất chung cho toàn hệ
    thống, tập trung xoay quanh các chỉ số tài chính trong hoạt động của các ngân hàng
    thương mại.
    Luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhànước
    Việt Nam hiện nay” của nghiên cứu sinhPhạm Thị Bích Lương –chi nhánh Ngân
    hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thônNam Hà Nội hoàn thành năm 2007, đối
    tượng nguyên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
    2
    thương mại, Luận án đã làm rõ những vấn đề hoạt động kinh doanh của một ngân
    hàng, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại tập trung
    chủ yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận. Qua phân tích có
    đánh giá đến các nhân tố tạo ra hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà
    nước, tuy nhiên luận án tập trung đi sâu vào sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích
    hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mạiđặc biệt chỉ dành riêng cho khối Ngân
    hàng thương mại Nhà nước.
    Nói chung các nghiên cứu tôi đã đọc qua chủ yếu sử dụng các phương pháp
    thống kê mô tả, có kết hợp nghiên cứuđịnh lượng thông qua các chỉ số tài chính
    nhưng các nghiên cứu này đều mang tính chất chung cho toàn hệ thống ngân hàng
    thương mạihay từng khối ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào năng lực tài
    chính, khả năng quản trị điều hành, chất lượng sản phẩm dịch vụ, của chính từng
    ngân hàng sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy đối với nhà quản
    trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long nói riêng và từng Ngân hàng thương
    mại cổ phần tại Việt Nam nói chung cần có một nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề
    có tác động phù hợp với thực trạng của chính đơn vị mình. Xuất phát từ nhu cầu thực
    tiễn bản thân tôi đề xuất đề tài “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long. Đề tài nghiên cứu
    sẽ đưa ra một mô hình nghiên cứu mới phù hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
    quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long, tự bản thân đề tài đã
    hàm chứa ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đối với nhà quản trị.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
    quả hoạt động của NHTMnói chung.
    Đưa ra mô hình cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính
    NHTMCP Kiên Long.
    Từ kết quả nghiên cứu gợi ý một số định hướng về giải phápnhằm nâng cao
    hiệu quả hoạt động của NHTMCPKiên Long trong thời gian tới.
    Giới hạn nghiên cứu:
    3
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt
    động của NHTMCP Kiên Long.
    Phạm vi nghiên cứu: Tại NHTMCP Kiên Long đặt tại 44 Phạm Hồng Thái –
    Rạch Giá –Kiên Giangvà NHTMCP Kiên Long chi nhánh Sài Gòn.
    Thời gian nghiên cứu: 6 tháng
    Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả và
    phân tích định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
    doanh của NHTMCP KiênLong.
    Nguồn dữliệu sử dụng trong nghiên cứu:
    Dữ liệu sơ cấp: Lấy ý kiến từ các chuyên gia và các nhà quản trị cấp cao của
    NHTMCP Kiên Long và phân tích định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sátđược
    xử lý bằng phần mềm SPSS.
    Dữ liệu thứ cấp: Số liệu trong phân tích lấy từ báo cáo tàichính hằng năm của
    NHTMCP Kiên Long kết hợp sử dụng phần mềm excel xử lý số liệu phân tích.
    Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
    Phân tích thực trạng và đánh giá hiệuquả hoạt động NHTMCP Kiên Long dựa
    trên phân tích định tính và phân tích định lượng để thấy nhữngnhân tố ảnh hưởng đến
    hiệu quả hoạt động, đồng thời qua kiểm định mô hình xác định những nhân tố nào là
    quan trọng đóng góp vào hiệu quả hoạt động của chính bản thân NHTMCPKiên Long.
    Gợi ý những định hướng giải pháp để hoàn chỉnh khung pháp lý (dưới góc độ vĩ
    mô) và giải pháp nâng cao các nhân tố có ảnh hưởng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả
    hoạt động của NHTMCP Kiên Long trong điều kiện cạnh tranh hiện nay (dưới góc độ
    vi mô)
    Kết cấu luận văn: gồm 4 chương
    Chương 1: Tổng quan về hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
    động của các ngân hàng thương mại chương này đã nêu khái niệm về hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của một NHTM, hai nhómnhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
    động của NHTM gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.
    4
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
    phần Kiên Long, toàn bộ chương 2 đã nêu được khái quát hiệu quả hoạt động và sự
    biến động của các nhântố tạo nên hiệu quả hoạt động của NHTMCP Kiên Long từ
    năm 2000 đến 2010 theo các số liệu từ phương pháp thống kê. Đồng thời qua số liệu
    phân tích cũng đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
    NHTMCP Kiên Long.
    Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
    hoạt động của NHTMCP Kiên Long, chương này đã nêu rõ phương pháp nghiên cứu
    qua hai giai đoạn: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.Nghiên cứu chính
    thức sẽ sử dụng biện pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Sau khi thu hồi các bản khảo
    sát sẽ xử lý dữ liệu bằng chương trình SPSS nhằm xác định mô hình nhân tố ảnh
    hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kiên Long. Sau đó tiến hành
    phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình toàn diện có ý nghĩa
    thống kê hay không và kiểm định ý nghĩa về mặt thống kê đối với từng biến riêng biệt.
    Chương 4: Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng
    thương mại cổphần Kiên Long, chương này căn cứ vào kết quả nghiên cứutại chương
    3 tác giả gợi ý 2 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHTMCPKL bao gồm
    nhóm nhân tố vĩ mô và nhóm nhân tố vi mô.
    5
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
    HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. Khái niệm, hoạt động của Ngân hàng thương mại:
    1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại:
    Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền
    kinh tế hàng hóa, và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã làm biến
    đổi mạnh mẽ hệ thống ngân hàng từ những hệ thống ngân hàng đơn giản, sơ khai ban
    đầu nay đã trở thành những ngân hàng hiện đại, những tập đoàn tài chính khổng lồ.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các tư tưởng kinh tế, sự đa dạng của
    các sản phẩm dịch vụ và đặc thù của đạo luật của từng quốc gia mà khái niệm ngân
    hàng thương mại có nhiều cách nhìn khác nhau, theo Peter S.Rose thì Ngân hàng là
    loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất -đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –và thực hiện nhiều chức năng tài
    chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế; còn theo Luật
    tổ chức tín dụng Việt Nam thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được
    thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng, theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
    loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng
    hợp tác xã. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
    hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật tổ
    chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Như vậy Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính có vaitrò
    quan trọng của nền kinh tế, trước hết nó có vai trò là trung gian tài chính trong việc
    chuyển các khoản tiền tiết kiệm trong các thành phần kinh tế thành các khoản tín dụng,
    đầu tư khác. Đồng thời ngân hàng thương mại là người cung cấp các dịch vụ cho các
    thành phần kinh tế như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, Cuối cùng Ngân hàng
    thương mại còn là một kênh thực hiện chính sách vĩ mô của Chính Phủ.
    1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại:
    Khái niệm ngân hàng giữa các quốc gia không đồng nhất và trình độ phát triển
    ngành ngân hàng giữa các nền kinh tế không đồng đều, nhưng các nước đều xác định
    hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài
    6
    chính khác cho khách hàng. Vậy bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động dịch
    vụ.
    Ở nước ta, Luật các tổ chức tín dụng(năm 2010) định nghĩa “Hoạt động ngân
    hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như:
    Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”
    Trong đó nhận tiền gửi là hoạt động mà ngân hàng nhận tiền của tổ chức, cá
    nhân dưới các hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
    kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
    trong nước và nước ngoàivà các loại tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ
    gốc lãi cho người gửi tiền theothỏa thuận. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động để
    cấp tín dụng theo thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
    cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ như
    cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo
    lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán
    quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; và các hình
    thức cấp tín dụng khác.
    Bên cạnh các hoạt động huy động tiền gửi và cho vay thì ngân hàng còn là
    trung tâm cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản nhưcung ứng phương tiện
    thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm
    thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông
    qua tài khoản của khách hàng.
    Tóm lại NHTM, một trong những loại hình tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh
    vực kinh doanh tiền tệ, luôn được xem là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền
    kinh tế. Tính chất đặc biệt đó là: thứ nhất đối tượng kinh doanh của các NHTM là tiền
    tệ, thứ hai NHTM hoạt động dựa trên uy tín, được phép huy động và sử dụng phần vốn
    này cho vay theo quyết định tỷ lệ an toàn của Ngân hàng nhà nước đây được xem là
    một đặc quyền đốivới doanh nghiệp xuất phát từ vai trò trung gian tài chính trong nền
    kinh tế, thứ ba cũng chính từ những điểm đặc biệt nêu trên mà hiệu quả hoạt động của
    mỗi NHTM có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng
    nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Ngoài ra đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong
    các giai đoạn khác nhau càng khiến các NHTM trở nên khác biệt.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Danh mục văn bản pháp luật
    1.
    Luật Ngân hàng nhà nước(1997) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
    Luật NHNN (2003); Luật các Tổ chức tín dụng (1997) và Luật sửa đổi bổ
    sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (2004)
    2. Luật Ngân hàng nhà nước(2010), Luật các Tổ chức tín dụng (2010)
    3.
    Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
    về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
    trong hoạt động ngânhàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số
    18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều
    của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
    NHNN.
    4.
    Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về
    các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD và Thông tư số
    19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
    13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm
    bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.
    II. Danh mục tài liệu thamkhảo (tiếng Việt)
    5. Bản dịch các nguyên tắc Basel II
    6.
    Các báo cáo của Ngân hàng TMCP Kiên Long qua các giai đoạn chủ yếu từ
    năm 2000 đến nay.
    7.
    Các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương
    mại.
    8.
    Các quy trình, quy chếquản trị điều hành; các quy định về sản phẩm, dịch
    vụ của Ngân hàng Kiên Long.
    9. Chiến lược phát triển của Kiên Long qua từng giai đoạn
    10.
    Nguyễn Việt Hùng (2008), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
    hoạt động của ngân hàng Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Thành phốHồChí
    Minh.
    11.
    Phạm Thị Bích Lương(2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
    các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận văn tiến sĩ, chi nhánh Ngân
    hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam,Hà Nội.
    12.
    Đàm Hồng Phương (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM
    trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận văn tiến sĩ, Hà
    Nội.
    63
    13. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
    14.
    Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
    NXB Thống kê
    III. Website
    15. Trang web của NHTM Kiên Long
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...