Tiểu Luận Phân tích nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc trong quản lí hành chính n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

    1. Cơ sở pháp lí

    Tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

    2. Nội dung nguyên tắc

    Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tập trung tức là thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý đề điều hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật. Dân chủ là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể vào hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.

    II. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG – DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

    Việc áp dụng nguyên tắc tập chung dân chủ vào quản lý hành chính nhà nước có vai trò rất quan trọng quản lí nhà nước. Nguyên tắc này giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương cũng như địa phương được phát huy và hoàn thiện hơn, tập trung và dân chủ làm cho việc giám sát của người dân được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả hơn. Nhờ đó góp phần vào việc xây dựng chính quyền thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân đồng thời bảo vệ pháp luật nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước. Khi vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào thực tế đã giúp cho công tác quản lí hành chính nhà nước được thực hiện tốt hơn, các cơ quan nhà nước được tổ chức theo cơ chế song trùng trực thuộc, vừa quản lí theo chiều dọc, vừa quản lí theo chiều ngang; vì thế vừa thể hiện được tính tập trung lại vừa thể hiện được tính dân chủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...