Tiểu Luận Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý HCNN ở Việt Nam hiện nay (8,5 điểm nhá)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Một số quan điểm hiện nay về nguyên tắc tập trung dân chủ
    Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, hiện nay có ba loại ý kiến khác nhau về nguyên tắc này :
    Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả.
    Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao.
    Loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Hay nói một cách khác, việc đóng góp ý kiến của cán bộ, công nhân viên, các thành viên trong cơ quan, đơn vị chỉ có ý nghĩa tham khảo và việc quyết định thuộc thẩm quyền của thủ trưởng.
    Như vậy, một điểm chung nhất giữa các loại ý kiến đó là nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Sự kết hợp giữa các mặt này là không giống nhau, điều đó phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan, phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
    Ở nước ta, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của một số các tổ chức chính trị - xã hội khác.
    Với sự đồng tình và thông suốt theo quan điểm số một, thì toàn bộ nội dung bài viết về vấn đề em xin được trình bày theo quan điểm số một.
    2. Nguyên tắc tập trung – dân chủ
    2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa
    Bất kì xã hội và bất kỳ kiểu nhà nước nào, việc quản lí xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước (quản lí nhà nước) đều phải có sự tập trung quyền lực. Đây là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu nhằm quản lí được toàn bộ các hoạt động xã hội, thiết lập và duy trì một trật tự xã hội phù hợp với ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Tuy nhiên, nội dung, tính chất của sự tập chung trong các chế độ xã hội và chế độ nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Điều đó trước hết phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, chế độ nhà nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Trong xã hội phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung trong tay giai cấp thống trị phong kiến mà đại diện là nhà vua; đặc biệt ở các nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên chế, chế độ cai trị thể hiện sự độc đoán, chuyên quyền, phản dân chủ ( hoặc có dân chủ nhưng rất hạn chế ). Đến chế độ tư bản chủ nghĩa, tập chung, quan liêu là đặc trưng điển hình của việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Các cơ quan cai trị với những quan lại cai trị được bổ nhiệm từ trên xuống luôn kiêu căng, lấn át, xa rời thực tế; chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không chịu trách nhiệm trước nhân dân và không chịu sự giám sát của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...