Tiểu Luận Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực và sự áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    I. Mở đầu .
    II. Nội dung .
    1) Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước .
    a) Sự ra đời của nguyên tắc phân chia quyền lực
    b) Phân quyền ngang và phân quyền dọc
    c) Mặt tích cực và hạn chế của nguyên tắc phân quyền .
    2) Sự áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong
    tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
    a) Lý do phải áp dụng tư tưởng phân quyền .
    b) Sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong thực
    tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố
    c) Mức độ áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực .
    III. Kết luận .
    * Danh mục tài liệu tham khảo .




    I. Mở đầu
    Khác với nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến ra đời sớm hơn thì bộ máy nhà nước tư sản phát triển khá phức tạp với nhiều chủng loại cơ quan khác nhau, được tổ chức và hoạt động trên nền những nguyên tắc nhất định phù hợp với bản chất, nhiệm vụ chiến lược, chức năng và mục tiêu lâu dài của nó. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là hệ thống quy định, quy tắc chỉ đạo tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Tất nhiên, các nhà nước tư sản khác nhau có những nguyên tắc biểu hiện không giống nhau. Song nhìn chung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản về cơ bản gồm: phân chia quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập), pháp chế, dân chủ và đa nguyên chính trị và đa đảng. Trong đó nguyên tắc phân chia quyền lực được học giả tư sản coi là hòn dá tảng của nền dân chủ tư sản và hết sức quán triệt nó trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết “tam quyền phân lập” là học thuyết cơ bản trong việc thực hiên quyền lực nhà nước.
    II. Nội dung
    1) Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước
    a) Sự ra đời của nguyên tắc phân chia quyền lực
    Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...