Tiểu Luận phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và đánh giá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Hoạt động quản lí hành chính nhà nước có vai trò quan trọng, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tầm quan trọng như vậy, quản lí hành chính nhà nước cần phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước là một trong những nguyên tắc đó. Đảm bảo nguyên tắc này chính là góp phần khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
    Vì vậy, em xin chọn đề bài “phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay”, qua đây, trình bày những hiểu biết của bản thân em về vấn đề này.

    NỘI DUNG
    I. Quản lí hành chính nhà nước và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước.
    Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính – chính trị.
    Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động, giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.
    Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo trong một loạt các việc làm. Trong khoa học pháp lí, dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
    Các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước gồm có các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc không cơ bản. Các nguyên tắc cơ bản phải là các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, đây là những nguyên tắc mang tính bao trùm, chi phối toàn bộ các mặt hoạt động cơ bản của quản lí hành chính nhà nước, đồng thời là cơ sở để hình thành, xây dựng và tổ chức thực hiện những nguyên tắc khác trong quản lí hành chính nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước được chia thành hai nhóm: các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật.
    Nhóm các nguyên tắc chính trị - xã hội bao gồm các nguyên tắc sau:
    - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước;
    - Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước;
    - Nguyên tắc tập trung dân chủ;
    - Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...