Tiểu Luận Phân tích nguyên nhân, mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa , ý nghĩa nghiê

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua các chế độ xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Ở mỗi chế độ xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở giai đoạn đó. Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp, trở nên kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tất yếu xảy ra một cuộc cách mạng xã hội để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp. Trong xã hội tư bản hay tiền tư bản, cùng với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất mà mạnh mẽ nhất là giai cấp công nhân thì các mâu thuẫn xã hội xuất hiện. Những mâu thuận phát triển ngày càng gay gắt và đòi hỏi phải giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Vậy cách mạng xã hội, cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
    Cách mạng xã hội: xét trong lĩnh vực xã hội, cách mạng xã hội là sự cải biến căn bản chế độ xã hội, là sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn, phù hợp với tiến độ và nhu cầu phát triển của xã hội.
    Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN): cũng là một cuộc cách mạng xã hội, là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ Tư Bản hoặc tiền Tư Bản bằng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, trong đó gia cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo cùng cới nhân dân lao động đứng lên xây dựng 1 xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. Cách mạng XHCN được hiểu theo 2 nghĩa:
    Theo nghĩa hẹp: là một cuộc đấu tranh chính trị, kết thúc khi giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản hoặc còn được hiểu là sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng XHCN ở các nước thuộc địa sau khi giành độc lập.
    Theo nghĩa rộng: là một cuộc cải biến toàn diện, triệt để, lâu dài, bao gồm hai giai đoạn.
    Giai đoạn một: bắt đầu từ khi gia cấp công nhân thông qua chính đảng của mình lãnh đạo nhân dân lao động dùng bạo lực đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp cong nhân và nhân dân lao động.
    Giai đoạn hai: giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để làm công cụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Quá trình cải biến xã hội này chỉ kết thúc khi xã hội mới được tạo lập một cách vững chắc.
    Một số cuộc cách mạng xảy ra trên thế giới tiêu biểu như: Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra vào ngày 24/10/1917, cách mạng Cu Ba năm 1959, cách mạng Trung Quốc năm 1949
    Để tìm hiểu rõ hơn về cách mạng XHCN, nhóm chúng em trình bày chi tiết trong bài tiểu luận “Phân tích nguyên nhân, mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng XHCN; ý nghĩa nghiên cứu” như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...