Luận Văn Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
    2.1. Mục tiêu chung. 1
    2.2. Mục tiêu cụ thể. 1
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    3.1. Phạm vi về không gian. 2
    3.2. Phạm vi về thời gian. 2
    3.3. Phạm vi về nội dung. 2
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 2
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu. 2
    PHẦN NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
    1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
    1.1.1. Khái niệm nguồn vốn. 3
    1.1.2. Các nguồn hình thành nên nguồn vốn. 3
    1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM . 7
    2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM . 7
    2.1.1. Các mốc lịch sử. 7
    2.1.2. Tổng quan về ngân hàng. 7
    2.1.3. Các hoạt động chính. 8
    2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 9
    2.2.1. Tổng quát nguồn vốn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 9
    2.2.2. Phân tích nguồn vốn huy động. 11
    2.2.3. Phân tích vốn vay. 14
    2.2.4. Phân tích vốn chủ sở hữu. 15
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM . 18
    3.1. HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 18
    3.2. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI. 18
    3.3. ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ VẬT CHẤT, MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI. 18
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 20
    1. KẾT LUẬN 20
    2. KIẾN NGHỊ. 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó giúp ngân hàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như: bảo lãnh, mua bán ngoại tệ Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huy động vốn được thực hiện song song với các hoạt động trên. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động và phát triển của nó. Chính vì thế các ngân hàng không ngừng cạnh tranh nhau để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau.
    Theo xếp hạng của VNR500-TOP 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM (VNR500) năm 2010 thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất Việt Nam. Với quy mô đó, ngân hàng này có những đóng góp tích cực và ảnh hưởng đi đầu đến sự ổn định nền kinh tế trong nước; dẫn đến vấn đề tăng trưởng bền vững càng được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Vì lí do như vậy nên em đã chon đề tài nghiên cứu: “Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích và đánh giá tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Phân tích tổng quát các loại nguồn vốn: vốn huy động, vốn vay, vốn chủ sở hữu
    Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình nguồn vốn hiện tại của ngân hàng nhằm giảm chi phí và hạn chế rủi ro.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Phạm vi về không gian
    Đề tài tập trung nghiên cứu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
    3.2. Phạm vi về thời gian
    Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010.
    3.3. Phạm vi về nội dung
    Phân tích tình hình nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập các báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương Việt Nam.
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu
    Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số để cho thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu số liệu để đánh giá các chỉ tiêu phân tích trong bài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...