Chuyên Đề Phân tích Nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Chiếc thuyền ngoàixa” là nhan đề một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, được in trong tậpBến quê (1985), sau đó được đưa vào và dùng làm tên cho một tuyển tập -gồm 15truyện- do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Thiên truyện được đưa vàogiảng dạy trong chương trình văn học lớp 12 phổ thông- cả ban khoa học xã hội –nhân văn lẫn ban cơ bản.
    Truyện gồm 5 phần mở ra bao nghịch lí đời thường: một người trưởng phòng mẫncán muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển có sương giữa mùatháng Bảy nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; người nghệsĩ -Phùng- thu vào ống kính mình một cảnh thuyền và biển thật đẹp thì chính từcảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu; một người đàn bà bị chồng hành hạ mộtcách vô lí nhưng không bao giờ muốn từ bỏ kẻ độc ác ấy; những người chiến sĩnhiệt thành, dũng cảm đã từng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quânxâm lược Mĩ nhưng lại không thể làm thế nào để giải thoát cho một người đàn bàbất hạnh,v.v Đấy là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đa diện củaNguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định : “ Nhà văn không có quyền nhìnsự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phải phấn đấu để đào xới bản chất conngười vào các tầng sâu lịch sử”.
    Phần mở truyện kể trọn vẹn sự cần thiết phải có bức ảnh. Nguyên- trưởng phòng-“là người sâu sắc , lại cũng lắm sáng kiến” yêu cầu tổ nhiếp ảnh “ Phải có mộtbộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển.Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Suốt năm tháng làm việc khá thôngđồng bén giọt, tổ nhiếp ảnh nghệ thuật đã mang về không biết cơ man nào là ảnhnhưng cũng chỉ có 11 bức được lọt vào cặp mắt xanh của viên trưởng phòng “ sâusắc nước đời”. Một bức ảnh còn thiếu hụt oái oăm kia được trưởng phòng tin cẩngiao cho “tôi”(tên là Phùng - nhân vật người kể chuyện) phải săn tìm cho được.Mà là tấm ảnh chụp có “ sương biển” giữa mùa tháng bảy – cái tháng mà thôngthường “chỉ có bão táp với biển động”. Thật là một vụ gieo trồng trái vụ vìthông thường“ Muốn lấy sương thì phải nghĩ đến từ tháng ba !”.
    Nhưng rồi “ khi nên trời cũng chiều người”, “ tôi” đã trở lại vùng biển chiếntrường xưa, cách Hà Nội sáu trăm cây số” và vác máy nằm “phục kích” ở chính cáinơi mà “ dường như trong suốt dải bờ biển khắp cả nước, chỉ ở đây vào giữatháng bảy là còn sương mù”. Đây cũng còn là quê của một đồng đội cũ của “ tôi”,giờ đang là Chánh án toàn án huyện. Thật là gồm đủ "thiên thời, địa lợi,nhân hoà”. Và Phùng đã bỏ qua nhiều cảnh có “không khí vui nhộn hơi thô lỗ vàthật hùng tráng” để chớp lấy cái khoảnh khắc “ đắt” trời cho”. Đó là cảnh đẹpnhư “ một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơhồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánhmặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượngtrên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...