Báo Cáo Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Hà Tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. Tóm tắt 4
    II. Mục đích nghiên cứu 4
    III. Phương pháp nghiên cứu 4
    III.1. Phương pháp thu thập thông tin 4
    III.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 5
    III.3. Phương pháp triển khai thực địa 5
    IV. Tình hình chung 6
    IV.1 Giới thiệu khái quát tỉnh Hà Tây 6
    IV.2 Tình hình sản xuất rau tỉnh Hà Tây 7
    V. Ngành hàng rau tại Hà tây 8
    V.1 Nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ rau Hà tây 8
    V.2 Cấu trúc ngành hàng rau tại Hà Tây 9
    V.2.1 Đặc điểm các TTTM và các tác nhân tham gia kênh hàng rau huyện Thường Tín 10
    V.2.1.1 Đặc điểm trung tâm thương mại rau “Chợ Vồi” 10
    V.2.1.2 Đặc điểm và quy mô hoạt động của các tác nhân 11
    V.2.1.2.1 Tác nhân sản xuất 12
    V.2.1.2.2 Tác nhân thu gom 15
    V.2.1.2.3Tác nhân bán buôn 16
    V.2.1.2.4 Tác nhân bán lẻ 18
    V.2.1.2.5.Phân tích giá trị của kênh hàng 19
    V.2.2.3 Quan hệ giữa các tác nhân trong kênh hàng rau tại Thường Tín 20
    V.2.2 Đặc điểm các TTTM và các tác nhân tham gia kênh hàng rau huyện Hoài Đức 21
    V.2.2.1 Đặc điểm trung tâm thương mại rau “Chợ Vạng” 21
    V.2.2.2 Đặc điểm và quy mô hoạt động của các tác nhân 22
    V.2.2.2.1 Tác nhân sản xuất 22
    V.2.2.2.2 Tác nhân thu gom 27
    V.2.2.2.3 Tác nhân bán lẻ 29
    V.2.2.2.4. Phân tích giá trị của kênh hàng 30
    V.2.3 Tác nhân tiêu dùng 31
    V.2.4 Vai trò của các tổ chức trong quá trình phát triển sản phẩm 33
    VI.Kết luận và kiến nghị 33
    VI.1 Kết luận 33
    VI.2 Những đề xuất cho sự phát triển ngành hàng rau tại Hà Tây 34

    Danh mục bảng
    Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây 7
    Bảng 2: Diện tích và sản lượng rau Hà Tây phân theo huyện thị 7
    Bảng 3: Cơ cấu tác nhân tham gia tại chợ Vồi 11
    Bảng 4: Đặc điểm các hộ điều tra theo kênh hàng xuất phát từ huyện Thường Tín 12
    Bảng 5: Cơ cấu thu nhập/năm của hộ điều tra. 12
    Bảng 6: Hiệu quả kinh tế một số mô hình sản xuất của các hộ điều tra ở Thường Tín 13
    Bảng 7: Lịch thời vụ một số loại rau sản xuất của huyện Thường Tín 13
    Bảng 8: Một số chỉ tiêu của các tác nhân thu gom rau chuyên nghiệp tại Thường Tín 16
    Bảng 9: Một số đặc điểm hoạt động chủ yếu của tác nhân bán buôn tại Thường Tín 17
    Bảng 10: Một số chỉ tiêu trong hoạt động của tác nhân bán lẻ 18
    Bảng 11: Hình thành giá qua các tác nhân tính trên nhóm sản phẩm rau( ĐVT: đ/kg) 19
    Bảng 12: Các chỉ tiêu trong quan hệ giao dịch giữa các tác nhân 20
    Bảng 13: Tác nhân tham gia hoạt động tại chợ Vạng 21
    Bảng 14: Đặc điểm chung của hộ điều tra theo kênh hàng huyện Hoài Đức 22
    Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra tại Thường Tín 23
    Bảng 16: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh tại xã Song Phương 23
    Bảng 17: Lịch thời vụ một số loại rau chính của các hộ điều tra ở huyện Hoài Đức 23
    Bảng 18: Hiệu quả kinh tế giữa 2 phương thức canh tác (tính trên 1sào bắp cải) 24
    Bảng 19: Chi phí hoạt động của tác nhân bán lẻ và tác nhân thu gom 28
    Bảng 20: Một số chỉ tiêu trong hoạt động của tác nhân thu gom và tác nhân bán lẻ 28
    Bảng 21: Hình thành giá qua các tác nhân xuất phát từ Hoài Đức (ĐVT: đ/kg) 30
    Bảng 22: Một số vấn đề của nhóm người tiêu dùng trong kênh hàng 31

    Danh mục sơ đồ
    Sơ đồ 1: Nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm rau tại Hà Tây 9
    Sơ đồ 2: Ngành hàng rau tại Hà Tây 9
    Sơ đồ 3: Vai trò của chợ Vồi trong HTTM sản phẩm rau tại Thường Tín 11
    Sơ đồ 4: Nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ của TTTM rau huyện HoàI Đức 22

    I. Tóm tắt

    Hiện nay, rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp quan trọng đối với nhiều tỉnh. Với ưu điểm như thời gian gieo trồng ngắn (do đó tăng hệ số sử dụng đất), nhiều giống mới cho năng suất và giá trị cao, không cần diện tích lớn, nhu cầu của thị trường ổn định . cây rau đã là một trong những cây trồng chủ lực và cho thu nhập cao cho hộ nông dân và là hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả. Tại tỉnh Hà Tây, diện tích rau của toàn tỉnh năm 2004 là 20,857 ha, chiếm 17.02% diện tích đất nông nghiệp, sản lượng là 268,538 tấn, giá trị sản xuất là 390,663 triệu đồng gấp 1.34 lần so với năm 2003. Năng suất rau bình quân toàn tỉnh là 12.8 tấn/ha . Một số vùng phát triển rau mạnh là huyện Thường Tín, huyện Hoài Đức với truyền thống sản xuất rau từ lâu đời và trình độ thâm canh khá cao. Trong tỉnh có 2 trung tâm thương mại rau lớn nằm trong 2 vùng sản xuất lớn nhất là Thường Tín và Hoài Đức. Thị trường tiêu thụ rau quan trọng của Hà Tây là thành phố Hà Nội. Các thị trường khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
    Hệ thống các kênh hàng hiện nay của Hà Tây được thiết lập từ khá lâu và không có biến động nhiều về cấu trúc. Những biến động chính là số lượng tác nhân tham gia vào hệ thống ngày càng tăng lên nhanh chóng, quy mô hoạt động thay đổi. Các tác nhân trong hệ thống có mối liên kết chặt chẽ.
    Vấn đề đặt ra với hệ thống sản xuất và hệ thống thương mại rau của tỉnh là khi có sự thay đổi về thể chế và biến động về thị trường tiêu thụ hay giả dụ là các biến động khác thì các tác nhân trong hệ thống trên có sẵn sàng thích ứng không và nếu có thì ở mức độ nào. Liệu những kinh nghiệm sẵn có từ thực tiễn hoạt động có giúp họ không và nếu cần tác động thì cần phải tác động vào đâu và như thế nào. Từ tìm hiểu và phân tích thực trạng ngành hàng, phân tích điểm mạnh, yếu, khó khăn, thuận lợi của những “mắt xích” ngành hàng có thể sẽ giúp trả lời các câu hỏi trên.
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định quy mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông sản phẩm rau xanh của Tỉnh.
    - Xác định cấu trúc của ngành hàng, các kênh lưu thông sản phẩm chính và quy mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng.
    - Phân tích đặc điểm về chất lượng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng.
    - Phân tích các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau, từ đó đưa ra các hướng tác động phù hợp.
    III. Phương pháp nghiên cứu
    III.1. Phương pháp thu thập thông tin
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng cả 2 nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp:
    - Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập các báo cáo nghiên cứu sẵn có, các tài liệu, số liệu liên quan đến ngành hàng rau của Tỉnh.
    - Nguồn thông tin sơ cấp:
    + áp dụng phương pháp nghiên cứu ngành hàng nhằm thu thập các thông tin thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng (bằng bộ câu hỏi)
    + Phương pháp chuyên gia: thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó có các định hướng cho lựa chọn địa bàn nghiên cứu.
    III. 2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
    Địa điểm nghiên cứu lựa chọn được dựa trên cơ sở thông tin sẵn có về ngành hàng rau, số liệu thống kê của tỉnh và các ý kiến tham khảo của các chuyên gia và đặc biệt là tư vấn của các tác nhân địa phương. Các huyện mà chúng tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu tại Hà Tây bao gồm :
    Huyện Thường Tín và Hoài Đức
    Hai huyện lựa chọn bởi các lý do sau:
    + Có sự đa dạng các kênh về các tác nhân tham gia trong ngành hàng.
    + Rau màu là cây trồng chủ đạo trong hệ thống sản xuất với diện tích lớn tập trung, đóng góp quan trọng trong đời sống, kinh tế xã hội của địa phương
    + Có sự kết nối giữa các tác nhân trong ngành hàng với thị trường Hà Nội
    III. 3.Phương pháp triển khai thực địa
    Để tiến hành nghiên cứu này chúng tôi triển khai theo các bước sau:
    Bước 1: Xác định quy mô và đặc điểm sản xuất rau của tỉnh thông qua số liệu thống kê và thông tin chuẩn đoán nhanh để đánh giá hoạt động sản xuất, xác định các khu vực sản xuất tập trung trong tỉnh. Những đặc điểm sản xuất của từng khu vực sản xuất nhằm phân loại các khu vực sản xuất theo đặc điểm sản xuất và chủng loại sản phẩm
    Bước 2: Mô tả hoạt động chế biến và hệ thống thương mại sản phẩm rau xanh: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm thu thập thông tin về hoạt động chế biến sản phẩm trên phạm vi toàn tỉnh. Xác định các khu thương mại tập trung, quy mô, đặc điểm và cơ cấu thị trường của các trung tâm này. Từ đó ước lượng quy mô sản xuất và cơ cấu thị trường tiêu thụ rau của toàn tỉnh.
    Bước 3: Tiến hành điều tra các tác nhân ngành hàng theo kênh: nhằm đánh giá quy mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia vào các kênh hàng.
    Phân tích và đánh giá biến động về mặt giá sản phẩm, cách đánh giá chất lượng trong quá trình giao dịch, các hình thức và kiểu hợp đồng giữa các tác nhân.
    Mô tả quá trình hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân trong kênh hàng
    Bước 4: Đánh giá vai trò của sản xuất rau trong điều kiện kinh tế của nông hộ, trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế vùng thông qua điều tra hộ nông dân
    Bước 5: Tổng hợp, phân tích thông tin và viết báo cáo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...