Tiểu Luận Phân tích Ngành Cafe Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
    I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC:
    1. Lịch sử nghề trồng cà phê ở Việt Nam:

    Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum . Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha. Vào năm 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả.
    Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn. Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái v.v . Do sử dụng giống mới có tên là Catimor nên đã hạn chế được tác hại của sâu bệnh, một số điển hình đã cho năng suất đạt từ 1 - 2 tấn/ha. Tại Viện nghiên cứu cà phê đã đạt được trên 3 tấn/ha. Theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp mục tiêu phát triển cà phê ở Việt Nam tới năm sau 2000 là : Có diện tích trên 200.000 ha và tổng sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn. Cà phê Việt Nam sẽ là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường thế giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.
    2. Về sản xuất:
    Cà phê hiện đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngay cả những thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Bỉ . cũng dần bị cà phê Việt Nam chinh phục.
    Hiện nay trên thế giới có ba loại cà phê chính đó là :
    ã Robusta : cà phê vối.
    ã Arabica : cà phê chè.
    ã Kopi luwak : cà phê chồn.
    Việt Nam chủ yếu sản xuất cà phê Robusta. Có một số loại cà phê hạt, trong đó hai loại phổ biến nhất là cà phê Arabica và cà phê canephora hay cà phê Robusta (Bảng 16).
    Cà phê hạt Arabica Cà phê hạt Robusta
    Có thể sử dụng cà phê nguyên chất hoặc có pha trộn
    Ít cafein hơn cà phê hạt Robusta (1-1,5%)
    Sử dụng nhiều lao động trong việc trồng, thu hoạch (thường hái bằng tay) và chế biến
    Chi phí cao hơn nhưng cũng có giá rất cao (là loại cà phê đặc biệt) Luôn luôn sử dụng cà phê có pha trộn
    Nhiều cafein hơn cà phê hạt Arabica (1,5-2%)
    Có thể dùng máy móc để thu hoạch (Brazil)
    Có mùi vị chát, đắng
    Chi phí thấp hơn
    Có khả năng chống lại dịch bệnh

    Cà phê hạt Arabica chiếm hơn 70% sản lượng của cả thế giới. Cà phê hạt Robusta có xu hướng chịu giá thấp hơn cà phê Arabica, chiếm 90% tổng diện tích trồng cà phê ở Việt Nam (ICARD, 2002). Việt Nam là nước đứng thứ nhì về sản lượng cà phê, dẫn đầu về sản lượng robusta và vẫn cung cấp cà phê chồn.
    Trong 2 năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, ngành cà phê Việt Nam lại đi vào thời kỳ khó khăn cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 465.000 tấn và đạt kim ngạch 651 triệu USD, giảm trên 16% về lượng và gần 23 % về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.390 USD/tấn, giảm trên 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Trồng trọt, nguyên nhân của sự giảm sút về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2009 và niên vụ 2009 - 2010 là do mưa ảnh hưởng đến chất lượng cà phê; hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chưa tốt dẫn đến tình trạng bị ép giá. Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam cho biết sản lượng niên vụ cà phê 2009 - 2010 giảm từ 20 - 30% nhưng chất lượng cà phê tốt hơn vụ trước. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới liên tục giảm, giá cà phê trong nước cũng giảm theo, có lúc xuống còn 22 triệu đồng/tấn, mất 50% so với giá đỉnh cao của năm 2008. Hiện, diện tích cà phê của Việt Nam ước khoảng 521.000 ha, trong đó 93% diện tích trồng cà phê vối. Tuy nhiên, 95% diện tích cà phê trên là do nông hộ quản lý, sản xuất quy mô nhỏ nên việc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê còn kém, dẫn đến chất lượng không ổn định.
    Tổng công suất chế biến cà phê hòa tan cả nước khoảng 80000 tấn/năm,nhưng thực tế chỉ khoảng 30000 tấn/năm.Trong khi đó, giá trị do cà phê nhân mang lại cao nhất chỉ khoảng 16 tỉ USD, còn nếu chế biến cà phê hòa tan đạt yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế doanh thu sẽ lên đến hàng trăm tỉ USD. Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam khuyến cáo, tăng diện tích trồng cà phê arabica, thu hái tỉ lệ trái chín trên 90%,áp dụng qui trình trồng cà phê GAP để nâng cao chất lượng. Việc đầu tư rang xay từng bước đưa công nghệ tiên tiến,chế biến cà phê hòa tan vào sản xuất,mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...