Thạc Sĩ Phân tích năng lực phục vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của tự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ​​

    1/ Cơ sở nghiên cứu

    Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của WTO, gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này là mục tiêu lớn của Việt Nam. Việc thực hiện những cam kết WTO và những thỏa thuận thương mại đa phương và song phương bao gồm Hiệp định chung về thương mại tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) được dự báo là ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
    Tự do hóa thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều thách thức và cạnh tranh đối với các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam, bao gồm các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó
    áp lực về quản lý, những thay đổi về chính sách cũng sẽ đè nặng lên các nhà lập pháp và quản lý của Việt Nam.
    Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, Việt Nam cần phải tăng cường năng lực thương mại và dịch vụ để đối đầu với những thách thức phía trước. Ngành ngân hàng được xem là xương sống của nền kinh tế hiện đại, để có được chiến lược phát triển ngành phù hợp, Việt Nam phải nhận thức được thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành. Vì vậy, nghiên cứu về tác động và khả năng cạnh tranh để xác định được lợi ích và chi phí của tự do hóa ngành dịch vụ ngân hàng là hết sức cần thiết. Trên quan điểm đó luận văn “Phân tích năng lực phục vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của tự do hóa tài chính” được xây dựng để làm cơ sở cho những kiến nghị về chính sách giúp ngành ngân hàng và Chính phủ Việt Nam nắm bắt những cơ hội đang đến, giảm thiểu những tác động tiêu cực, và hỗ trợ những chủ thể phải chịu các tác động tiêu cực từ quá trình tự do hoá này.

    2/ Mục tiêu và quy mô

    Mục tiêu của luận văn là:
    Phân tích các tác động của tự do hóa tài chính đối với nền kinh tế xã hội và đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Rà soát lại năng lực phục vụ nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu mà còn đánh giá một cách tổng quát những cản trở hạn chế năng lực phục vụ của các ngân hàng.
    Đánh giá tác động cải cách thị trường Việt Nam và các cam kết tự do hóa thương mại: (i) trong ngành ngân hàng, (ii) đối với toàn bộ nền kinh tế
    Việt Nam; và (iii) đối với người tiêu dùng (khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các dịch vụ ngân hàng).
    Hiểu rõ được mức độ sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng đối với tự do hóa, thông tin cho giới doanh nghiệp và công chúng biết được những cơ hội và thách thức nảy sinh từ quá trình tự do hóa ngành ngân hàng, và nâng cao nhận thức về các tác động tiêu cực có thể có của tự do hóa.
    Hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược phát triển trong ngắn, trung và dài hạn nhằm nâng cao năng lực phục vụ của các ngân hàng Việt Nam. Hỗ trợ cho Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng các chính sách, hệ thống pháp lý phục vụ cho công tác quản lý thị trường tài chính – tiền
    tệ của Nhà nước sau khi tự do hóa tài chính.
    Trên cơ sở những mục tiêu trên, luận văn đã được thực hiện dựa vào việc rà soát những tài liệu có liên quan tới ngành ngân hàng Việt Nam, tới tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam cũng như các chính sách kinh tế, các qui định của chính phủ dành riêng cho ngành ngân hàng Việt Nam. Những thông tin thu thập được từ quá trình rà soát và nghiên cứu tài liệu đã được sử dụng làm nền tảng cho công tác khảo sát thực tế để thu thập những số liệu củng cố thêm cơ sở lý luận cho những phân tích của luận văn.
    Việc khảo sát chủ yếu dựa vào bảng câu hỏi điều tra điều tra khách hàng được thực hiện với hơn 20 doanh nghiệp và hơn 200 cá nhân hiện đang và sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng.
    Những thông tin thu thập được từ quá trình nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế đã được xử lý và phân tích nhằm đưa ra những phát hiện và kiến nghị của luận văn và sẽ được trình bày trong những phần sau.
    3/ Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài luận văn đã phối hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp khảo sát trực tiếp thông qua các câu hỏi, phương pháp phân tích định tính bằng mô hình Diamond và mô hình SWOT, phương pháp suy luận logic và phương pháp phân tích duy vật biện chứng.
    4/ Hạn chế của nghiên cứu:
    Hạn chế lớn nhất của luận văn nằm ở quy mô và đối tượng khảo sát. Do những hạn chế về thời gian và nhân lực, luận văn chỉ khảo sát được những khách hàng và doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ, đối tượng khảo sát không được chọn ngẫu nhiên. Do vậy tính bao quát của số liệu khảo sát bị hạn chế.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn rất rộng, liên quan đến các ngân hàng, Chính phủ và các ban ngành. Nhưng luận văn chưa tổ chức được những cuộc nói chuyện chuyên sâu với các đối tượng liên quan nên không thể viện dẫn các ý kiến của các đối tượng này về tác động của tự do hóa tài chính vào các phân tích của mình.
    Quá trình phân tích và nhập số liệu chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không có sự hỗ trợ của các phần mềm nhập số liệu. Vì vậy số liệu không được kiểm tra chéo nên có thể có những sai sót trong việc nhập và phân tích số liệu khảo sát .
    Luận văn được thực hiện từ trước khi Việt Nam đàm phán thành công và trở thành thành viên của WTO. Và, do những hạn chế về thời gian nên luận văn không kịp cập nhật các cam kết tự do hóa tài chính đã thỏa thuận trong văn kiện gia nhập WTO.
    6/ Kết cấu của luận văn:

    Luận văn gồm có ba phần chính, được kết cấu thành ba chương như sau:
    Chương 1: Ngành ngân hàng Việt Nam và bối cảnh quốc tế
    Chương 2: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    Chương 3: Những đề xuất của luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...