Luận Văn Phân tích năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần dây và cáp điện việt nam (cadivi)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3
    1.1 Khái niệm và phân loại năng lực cạnh tranh . 3
    1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 3
    1.1.2 Phân loại năng lực cạnh tranh 3
    1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh về sản phẩm . 3
    1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh về nguồn lực 4
    1.1.2.3 Cạnh tranh về phương thức kinh doanh 4
    1.1.3.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường 5
    1.1.3.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian 5
    1.2 Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại và phát
    triển 5
    1.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh là một yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và
    phát triển . 5
    1.2.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại . 5
    1.2.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển 6
    1.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần thực hiện mục tiêu của doanh
    nghiệp 7
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
    mối quan hệ giữa chúng 7
    1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh . 7
    1.3.1.1 Nguồn nhân lực . 7
    1.3.1.2 Công tác quản trị của doanh nghiệp . 8
    1.3.1.3 Nguồn lực tài sản cố định . 8
    1.3.1.4 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 9
    1.3.1.5 Giá cả sản phẩm hàng hoá 9
    1.3.1.6 Chất lượng sản phẩm 11
    1.3.1.7 Năng lực tài chính của doanh nghiệp . 12
    1.3.1.8 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm 13
    1.3.1.9 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường . 13
    1.3.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố trên . 15
    1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả cạnh tranh 16
    1.4.1 Thị phần và vị thế cạnh tranh . 16
    1.4.2 Doanh thu và lợi nhuận 17
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
    CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI) . 18
    2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam
    (CADIVI) 18
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 18
    2.1.2 Hoạt động sản xuất sản phẩm kinh doanh . 18
    2.1.3 Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của công ty . 19
    2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy công ty . 19
    2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận . 20
    2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dây và cáp
    điện Việt Nam (CADIVI) 21
    2.2.1 Nguồn nhân lực . 21
    2.2.2 Công tác quản trị của doanh nghiệp 23
    2.2.3 Nguồn lực tài sản cố định . 24
    2.2.4 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm . 27
    2.2.5 Giá cả sản phẩm hàng hoá . 28
    2.2.6 Chất lượng sản phẩm 30
    2.2.7 Năng lực tài chính của doanh nghiệp . 32
    2.2.7.1 Tài sản và nguồn vốn 32
    2.2.7.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 34
    2.2.8 Hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm . 37
    2.2.9 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 40
    2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CADIVI . 40
    2.3.1 Điểm mạnh, thuận lợi của công ty 40
    2.3.1.1 Điểm mạnh 40
    2.3.1.2 Thuận lợi . 41
    2.3.2 Điểm yếu, khó khăn của công ty . 42
    2.3.2.1 Điểm yếu . 41
    2.3.2.2 Khó khăn . 43
    2.3.3 Nguyên nhân tồn tại 46
    2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 46
    2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan . 46
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VỀ NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VIỆT NAM
    (CADIVI) 48
    3.1 Phương hướng phát triển của Công ty . 48
    3.1.1 Mục tiêu 48
    3.1.2 Định hướng sản xuất kinh doanh . 48
    3.1.3 Tầm nhìn . 49
    3.2 Một số giải pháp đề xuất 49
    3.2.1 Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên . 49
    3.2.2 Huy động vốn đầu tư và phát triển, đặc biệt là vốn trung, dài hạn 50
    3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thiện cấu trúc vốn . 52
    3.2.4 Đẩy mạnh công tác chiêu thị 54
    3.2.5 Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ . 57
    3.2.6 Thành lập thêm phòng Thị trường 59
    3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Công Nghiệp . 60
    3.3.1 Đối với Nhà nước . 60
    3.3.1.1 Hoàn thiện chính sách tài chính 60
    3.3.1.2 Hoàn thiện chính sách thuế . 61
    3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng sản phẩm . 62
    3.3.1.4 Định hướng quy hoạch phát triển ngành dây cáp điện . 62
    3.3.2 Đối với Bộ Công Nghiệp 63
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 63
    KẾT LUẬN 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    PHỤ LỤC . 66


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài :
    Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Vì
    vậy, nền kinh tế thị trường khi vận hành cũng phải theo những quy luật cạnh tranh.
    Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, phải không ngừng tiến bộ để đạt được
    ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh của mình.
    Công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI) là công ty chuyên sản
    xuất các loại dây và cáp điện phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tế quốc dân, tiêu
    dùng của xã hội và xuất khẩu. Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công
    ty liên tục phát triển, có năng lực đáp ứng một cách nhanh nhất, tốt nhất mọi yêu
    cầu của thị trường, thương hiệu CADIVI được tin tưởng và ngày càng ăn sâu vào
    tình cảm người tiêu dùng, trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh
    chủ lực trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngành sản xuất
    dây cáp điện đặc trưng là ngành thâm dụng vốn, giá cả chịu ảnh hưởng nhiều đến sự
    biến động nguyên vật liệu, vật tư. Vì vậy CADIVI gặp phải rất nhiều khó khăn
    trong việc kinh doanh và giữ thị phần thị trường trong nước và mở rộng ra nước
    ngoài.
    Trong thời gian thực tập tại công ty CADIVI và qua tìm hiểu thực tế em thấy
    đây là vấn đề cần nghiên cứu để góp một phần để làm tăng năng lực cạnh tranh của
    công ty nên đã mạnh dạn chọn đề tài : “Phân tích năng lực cạnh tranh tại công ty
    cổ phần dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI)”.
    Khóa luận tốt nghiệp của em gồm những chương chính sau:
    Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh.
    Chương 2 : Phân tích thực trạng năng lực năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần
    dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI).
    Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị đề xuất về năng lực cạnh tranh tại công
    ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI).


    2. Mục tiêu nghiên cứu :
    - Khái quát cơ sở lý luận chung nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực canh tranh tại công ty CADIVI.
    - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
    CADIVI.
    3. Phương pháp nghiên cứu :
    3.1 Nguồn số liệu, dữ liệu :
    Số liệu thứ cấp được thu thập trong công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam
    và các báo cáo ngành của tổng cục thống kê.
    Số liệu sơ cấp được thu thập từ các lãnh đạo và công nhân viên trong công ty,
    thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, hỏi ý kiến của ban
    lãnh đạo của công ty và các xí nghiệp trực thuộc, các nhân viên phòng thương mại
    sản xuất.
    3.2 Phương pháp luận :
    Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thống kê
    mô tả để phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại công ty CADIVI,
    từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam
    tại thị trường trong nước từ năm 2009 – 2011.
    - Các mối quan hệ của các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh kinh doanh
    của công ty trong giai đoạn tới.


    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Bài khóa luận tốt nghiệp này giới hạn trong phạm vi công ty cổ phần dây và cáp
    điện Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011.


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    1.1 Khái niệm và phân loại năng lực cạnh tranh :
    1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh :
    Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, có nền kinh tế thị
    trường là tồn tại cạnh tranh. Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều
    lĩnh vực khác nhau. Để đơn giản hoá, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua giữa
    một (hoặc một nhóm) người mà sự nâng cao vị thế của người này sẽ làm giảm vị thế
    của người tham gia còn lại.
    Trong nền kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa
    các doanh nghiệp trong việc giành lấy một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm
    nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người
    này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh
    luôn có tác động tích cực. (Ví dụ: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn .).
    Giống như các quy luật sinh tồn và đào thải tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy
    luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và
    phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát
    triển toàn xã hội.
    Để thể hiện năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta dùng khái
    niệm “ năng lực cạnh tranh”. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được hiểu
    như là một “ Mô men động lượng” phản ánh và lượng hóa tổng hợp thế lực, địa vị,
    cường độ, động thái vận hành sản xuất kinh doanh của công ty trong mối quan hệ
    tương tác với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu xác định và trong
    các thời gian xác định.


    1.1.2 Phân loại năng lực cạnh tranh :
    1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh về sản phẩm :
    - Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm : Được sử dụng rộng rãi hiện nay vì lợi
    ích và nhu cầu của ngưòi tiêu dùng ngày càng cao do đó họ đặt chất lượng lên hàng
    đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải chú trọng cao đến chất lượng sản
    phẩm sản xuất.
    - Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm : chất lượng sản phẩm, tính hữu dụng,
    bao bì .Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn
    nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình độ của sản phẩm đó .
    - Cạnh tranh về bao bì : đặc biệt là những doanh nghiệp có liên quan đến sản
    xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thông thường. Hình thức và những
    thông tin trên bao bì giải đáp những thắc mắc của người tiêu dùng khi sử dụng
    chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...