Thạc Sĩ Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1


    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ Lí THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
    1.1 Khái quát về thị trường tài chính . 8


    1.1.1 Thị trường tài chính . 8


    1.1.2 Chức năng của thị trường tài chính . 8


    1.1.3 Phân loại thị trường tài chính 10


    1.1.4 Các công cụ của thị trường tài chính . 11


    1.1.5 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính . 12


    1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán 12


    1.2.1 Thị trường chứng khoán 12


    1.2.2 Chức năng và vai trũ của thị trường chứng khoán 15


    1.2.3 Phân loại thị trường chứng khoán . 17


    1.2.4 Hàng hóa và các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 19


    1.2.5 Cơ chế điều hành và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán . 25


    1.3 Lý thuyết thị trường hiệu quả . 28


    1.3.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả và tính ngẫu nhiên của thị trường . 28


    1.3.2 Thị trường hiệu quả . 33


    1.3.3 Kết luận về thị trường hiệu quả . 35






    1.3.4 Kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường 36


    Kết luận chương 1 . 43






    Chương 2: ĐÁNH GIÁ TèNH HèNH HOẠT ĐỘNG


    CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 45


    2.1 Qúa trỡnh hỡnh thành thị trường chứng khoán Việt Nam . 45


    2.1.1 Sự hỡnh thành và phát triển của Ủy ban chứng khoán Nhà nước . 45


    2.1.2 Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh . 46


    2.1.3 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 47


    2.2 Tỡnh hỡnh hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam . 48


    2.2.1 Tỡnh hỡnh giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh . 48


    2.2.1.1 Hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán 48


    2.2.1.2 Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán 52


    2.2.1.3 Tỡnh hỡnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán . 67


    2.2.1.4 Tỡnh hỡnh hoạt động của các thành viên 68


    2.2.1.5 Tỡnh hỡnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán . 72


    2.2.2 Tỡnh hỡnh giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 73


    2.2.2.1 Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa . 73


    2.2.2.2 Tỡnh hỡnh hoạt động đấu thầu trái phiếu . 74


    2.2.2.3 Tỡnh hỡnh đăng ký giao dịch chứng khoán . 75


    2.2.2.4 Tỡnh hỡnh hoạt động giao dịch thứ cấp 77


    2.2.3 Tỡnh hỡnh hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) 79


    2.3 Một số hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam 83


    Kết luận chương 2 . 85






    Chương 3: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ


    CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 87


    3.1 Thị trường chứng khoán mới nổi 87


    3.1.1 Một số đặc điểm của thị trường chứng khoán mới nổi . 88






    3.1.2 Tự do hóa và hội nhập của thị trường chứng khoán mới nổi 92


    3.2 Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam 93


    3.2.1 Xác định yếu tố tâm lý “bầy đàn” trong giao dịch chứng khoán . 95


    3.2.2 Kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi . 100


    3.2.3 Kiểm định các tiêu chí đặc trưng về mức độ hiệu quả thị trường 112


    3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến mức độ hiệu quả yếu của TTCK Việt Nam 123


    Kết luận chương 3 . 125






    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


    CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 127


    4.1 Những thuận lợi cho tiến trỡnh phát triển của TTCK Việt Nam 127


    4.2 Định hướng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam . 132


    4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK Việt Nam . 133


    4.3.1 Nhóm giải pháp phát triển hệ thống thị trường 134


    4.3.2 Nhóm giải pháp phát triển nhu cầu của thị trường . 137


    4.3.3 Nhóm giải pháp tạo môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định . 144


    4.3.4 Nhóm giải pháp phát triển thị trường phi tập trung (OTC) . 145


    Kết luận chương 4 . 146


    KẾT LUẬN 148



    LỜI MỞ ĐẦU





    Phần Mở đầu của Luận văn sẽ giới thiệu và trình bày các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài như lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Đây là phần giới thiệu khái quát của đề tài, chi tiết về nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ lần lượt được trỡnh bày trong các chương tiếp theo của Luận văn thạc sĩ kinh tế này .




    1. Lý do nghiên cứu


    Cách đây vừa trũn sáu năm, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh sau khi được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg đó thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000; TTCK chính thức đầu tiên tại Việt Nam đó ra đời trong sự háo hức chào đón của công chúng, giới chuyên môn và nhà đầu tư, đánh dấu một bước chuyển của nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hội nhập quốc tế. Từ đây, Việt Nam đó có thêm một kênh huy động dài hạn cho nền kinh tế bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại. Huy động vốn qua TTCK là phương thức huy động tiên tiến nhất của nền kinh tế thị trường, góp phần tạo ra hệ thống tài chính mạnh đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
    Sáu năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để TTCK Việt Nam thu hút sự quan tâm của công chúng và phát triển về nhiều mặt, đạt những thành tựu đáng khích lệ, từng bước đặt nền móng vững chắc cho tiến trỡnh phát triển trong tương lai. Nếu trong những năm đầu, quy mô thị trường cũn nhỏ, hoạt động cầm chừng thỡ nay đó có bước phát triển nhanh chóng với 57 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu đạt khoảng 52.000 tỷ đồng và thu hút trên 67.000 nhà đầu tư đăng ký giao dịch1. Không chỉ ở thị trường chính thức mà trên thị trường không chính thức (OTC) hoạt động mua bán chứng khoán cũng diễn ra sôi động với chủng loại, khối lượng và giá trị ngày càng tăng. Bên cạnh đó với nỗ lực đẩy mạnh tiến trỡnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, các đợt bán đấu giá cổ phần nhà nước đó thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng.


    Tính đến thời điểm ngày 31/07/2006 tại cả hai TTGDCK Tp.HCM và Hà Nội huy động được một lượng vốn rất lớn từ nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ trong dân cư đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Đây chính là một ưu việt của TTCK bên cạnh các phương thức huy động vốn truyền thống.
    Thời báo NewYork Times số ra ngày 21.06.2006 đó viết “ .Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Châu Á (chỉ sau Trung Quốc) và kế hoạch phát triển đang thu hút sự quan tâm của toàn cầu, Việt Nam đang trở thành cường quốc kinh tế khu vực và Ngân hàng thế giới nhận định sự tăng trưởng đó là khá hợp lý .” đó cho thấy tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Do vậy, TTCK Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển nhanh chóng và bền vững.


    Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng phát triển và nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế cũng như kinh nghiệm phát triển TTCK ở các nước trong khu vực thỡ TTCK Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như quy mô thị trường cũn quá nhỏ, tổng giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết chỉ chiếm khoảng 8%GDP; Số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường cũn kém hấp dẫn; Hệ thống văn bản pháp quy liên quan chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao; Sự minh bạch hóa về thông tin, công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về TTCK cũn yếu . Đặc biệt là số lượng nhà đầu tư cũn hạn chế, chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân ít vốn và chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố tâm lý. Nhiều nhà đầu tư với ý nghĩ “tối giản” của việc đầu tư là mua cổ phiếu sẽ thắng lớn nên đó mua chứng khoán và chờ bán với giá cao hơn trong ngắn hạn chứ không quan tâm đó là cổ phiếu của công ty nào, tỡnh hỡnh kinh doanh của nó ra sao . đây là vấn đề bất cập của thị trường. Theo nhiều chuyên gia chứng khoán thỡ biểu hiện đáng lo ngại nhất đối với hoạt động và sự phát triển lành mạnh của một TTCK là “Tính hiệu quả dạng yếu của thị trường” và cho rằng TTCK Việt Nam vẫn là thị trường chứng khoán hiệu quả dạng yếu với biểu hiện cụ thể là “tâm lý bầy đàn” rừ nét, thông tin bất cân xứng. Vậy, thực tế hoạt động của thị trường thời gian qua ra sao? mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam như thế nào? và làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả của thị trường và phát triển TTCK Việt Nam theo hướng bền vững?


    Đó chính là những lý do vỡ sao đề tài: “Phân tích mức độ hiệu quả của Thị trường chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn làm Luận văn thạc sĩ kinh tế.


    2. Vấn đề nghiên cứu


    Việc huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đất nước qua kênh TTCK đó phổ biến ở các nước phát triển từ lâu nhưng đối với Việt Nam thỡ vẫn cũn rất mới. Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động chính thức đến nay, bên cạnh những thành công bước đầu đạt được thỡ TTCK Việt Nam vẫn cũn tồn tại nhiều hạn chế. Việc sử dụng TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm hoặc có quan tâm thỡ cũng chưa đúng tầm; Sự công khai và minh bạch thông tin hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết; Một trong những “nhân vật chính” của TTCK là các nhà đầu tư thỡ đa số các nhà đầu tư trên thị trường lại là những nhà đầu tư cá nhân với kiến thức về đầu tư trên TTCK cũn rất hạn chế, thiếu bài bản nên hoạt động đầu tư của họ vẫn chủ yếu là theo tâm lý đám đông; Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động của TTCK vẫn cũn nhiều bất cập. Do vậy qua thực tế vận hành của TTCK, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam là ở dạng yếu.
    Trước tình hình đó, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường và phân tích mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam có đúng là dạng yếu hay không. Đây cũng chính là mong muốn của tác giả nhằm tỡm hiểu sâu hơn hoạt động của TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Vấn đề nghiên cứu xác định trên đây xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện về lý luận và thực tiễn hoạt động nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam, một thị trường chứng khoán mới nổi trong điều kiện kinh tế, xó hội và môi trường kinh doanh đặc thù của Việt Nam, một nền kinh tế chuyển đổi và đang trong thời kỳ đầu của hội nhập và tự do hóa kinh tế.




    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra ở trên, đề tài này nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
    Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và Lý thuyết thị trường hiệu quả.
    Đánh giá thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam từ khi thành lập đến nay.
    Phân tích mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của TTCK Việt Nam.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu


    Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về nghiên cứu thực tiễn trong đó nhấn mạnh về thực trạng hoạt động và mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam. Do vậy, việc đánh giá kết quả thực trạng hoạt động của thị trường đó đạt được trong thời gian qua là rất quan trọng. Để làm được điều này, cần thu thập một cách đầy đủ các dữ liệu quá khứ về TTCK để kiểm định các giả thuyết liên quan đến mức độ hiệu quả của thị trường như là bằng chứng trước khi đưa ra các kết luận chính thức và đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.




    4.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng


    Như đó chỉ ra trong mục xác định vấn đề nghiên cứu, đề tài này nhằm đánh giá và phân tích mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam nên cách tiếp cận vấn đề thiên về nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
    Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý và phân tích nguồn dữ liệu thu thập được từ TTCK. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian của TTCK. Đối với phương pháp tổng hợp được dùng để đánh giá cụ thể về tỡnh hỡnh hoạt động của thị trường chứng khoán thời gian qua.
    Bên cạnh các phương pháp trên đây, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia cũng được sử dụng nhằm tham khảo các ý kiến đánh giá và nhận định về thị trường của những nhà chuyên môn tại TTGDCK Tp.HCM và các CTCK; các giảng viên chuyên ngành, nhà nghiên cứu và những người đầu tư có thâm niên lâu năm trên TTCK. Để hỗ trợ cho quá trỡnh phân tích và xử lý dữ liệu, chúng tôi sử dụng các phần mềm Microsoft Office Excel, Metastock Professional và phần mềm phân tích kinh tế lượng Eviews 3.0.




    5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu


    Do thời gian và khả năng nghiên cứu cũn hạn chế nên đề tài nghiên cứu về mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam được giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:


    Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2006.


    Về không gian: Đề tài chỉ chủ yếu tập trung phân tích thực trạng hoạt động của TTCK tại Tp.Hồ Chí Minh; đối với TTCK Hà Nội và Thị trường không chính thức (OTC) sẽ chỉ được đánh giá tổng quát. Tuy nhiên, khi phân tích mức độ hiệu quả của TTCK được giới hạn đối với thị trường cổ phiếu niêm yết cũn thị trường các loại chứng khoán khác không nằm trong phạm vi phân tích của đề tài này.




    6. Nội dung nghiên cứu


    Nội dung Luận văn thạc sĩ được bố cục thành phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. Phần mở đầu của luận văn giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 1 trỡnh bày hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và Lý thuyết thị trường hiệu quả. Chương 2 và 3 là trọng tâm của đề tài với nội dung chính là đánh giá thực trạng hoạt động của TTCK từ năm 2000 đến nay và phân tích mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam. Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và phân tích mức độ hiệu quả của TTCK được trỡnh bày trong các chương 2 và 3, chương 4 sẽ trỡnh bày một số thuận lợi cho sự phát triển TTCK và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK Việt Nam trong tương lai, nhằm khai thác một cách có hiệu quả lợi thế của một thị trường tài chính bậc cao vào sự phát triển kinh tế-xó hội của đất nước trên con đường hội nhập kinh tế thế giới.




    7. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài


    Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Về lý luận, đề tài này giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đối với lý thuyết thị trường hiệu quả, đây là một lý thuyết được tiếp cận cũn khá mới ở Việt Nam cũng được hệ thống một cách tương đối đầy đủ về khái niệm, đặc điểm và các dạng thị trường hiệu quả. Cách thức kiểm định và các tiêu chí xác định mức độ hiệu quả của TTCK.


    Về thực tiễn, đề tài này đánh giá được tỡnh hỡnh hoạt động của thị trường và kiểm chứng nhận định về mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó kết luận được những thành công và hạn chế của TTCK Việt Nam kể từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay. Cuối cùng, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...