Tài liệu Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng anh và tiếng việt theo quan điểm ng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY CƯỜI TRONG CÁC TRUYỆN HÀI NGẮN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ DỤNG HỌC
    A GRAGMATIC STUDY ON SOME FACTORS CAUSING
    LAUGHTER IN ENGLISH AND VIETNAMESE FUNNY STORIES


    HUỲNH THỊ HOÀI
    Trường Đại học Ngoại ngữĐà Nẵng


    TÓM TẮT
    Bài viết nghiên cứu về các cơ chế gây cười trong truyện hài ngắn tiếng Anh và
    tiếng Việt dựa theo lý thuyết hành động lời nói gián tiếp của Austin và tính hàm
    ngôn trong ngôn ngữ. Mục đích của bài viết này là giúp cho người học tiếng Anh
    khi đọc truyện cười bằng tiếng Anh dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện và
    do đó khích lệđược niềm say mê học tiếng Anh cho mọi người.


    ABSTRACT
    This article studies humor mechanisms in English and Vietnamese short funny
    stories based on Austin’s indirect speech theory and implicature. Its aim is to
    make it easier for learners of English to read English funny stories, and then to
    promote their love of English.


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Truyện hài và đặc biệt là truyện hài ngắn giúp thư giãn trong thời gian ngắn
    nhất với hiệu quả cao nhất. Cùng với tác dụng giảm căng thẳng, truyện hài ngắn
    tiếng Anh còn khích lệ lòng yêu thích tiếng Anh đồng thời nâng cao được kỹ năng
    đọc hiểu văn bản bằng tiếng Anh cho người đọc. Việc phân tích các yếu tố gây
    cười trong truyện theo quan điểm ngữ dụng học có so sánh với truyện cười tiếng
    Việt sẽ giúp người đọc không những hiểu được tính hài hước của câu chuyện mà
    còn giúp họ hiểu một cách thấu đáo chiều sâu của ngôn ngữ Anh, một số phong
    tục và tập quán của người Anh.


    2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


    2.1. Phương pháp nghiên cứu
    Bài báo này được thực hiện dựa theo phương pháp mô tả và phân tích đối
    chiếu. Tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữđích và tiếng Việt có tác dụng làm rõ
    thêm sự tương đồng và khác biệt trong cơ chế gây cười giữa hai ngôn ngữ nhằm
    làm cho bài báo dễ hiểu hơn.


    2.2. Kết quả nghiên cứu


    2.2.1. Cơ chế gây cười


    152
    .2.1.1. Cơ chế gây cười dựa theo lý thuyết hành động lời nói (speech act) của
    Austin.
    Theo Austin hành động lời nói gồm 3 loại lớn:
    - Hành vi tạo lời (Locutionary act)
    - Hành vi mượn lời (Perlocutionary act)
    - Hành vi tại lời (Illocutionary act)
    Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu về những vi phạm khi thực hiện
    hoặc khi tiếp nhận hành vi tại lời – nghĩa là có thể từ phía người nói hoặc người
    nghe khi tham gia hội thoại – và do đó tiếng cười bật ra.
    Theo Austin “ Trong giao tiếp, chúng ta có những hành vi như hỏi, trả
    lời, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, cam kết, khuyên bảo Muốn thể hiện chúng
    ngay trong lời nói thì cần nói một điều gì đó. Cái này được gọi là hành vi tại lời
    (illocutionary act)” [2, tr.17]. Hành vi tại lời được chia làm 2 loại – hành vi tại lời
    trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. George Yule cho rằng “Chừng nào có mối liên
    hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động lời nói
    trực tiếp (direct speech act). Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu
    trúc và một chức năng thì ta có một hành động lời nói gián tiếp (indirect speech
    act)” [4, tr. 111].
    Ví dụ 1:
    + Khẳng định:
    John met the Bishop.
    John đã gặp đức Giám mục
    + Hỏi:
    Did John meet the Bishop?
    John đã gặp đức giám mục phải không?
    + Ra lệnh:
    Go to meet the Bishop, John!
    John, hãy đi gặp đức giám mục đi!
    Tuy nhiên trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người nói sử dụng hành vi ngôn
    ngữ này nhưng lại nhằm đạt hiêu lực tại lời ở một hành vi ngôn ngữ khác.
    Ví dụ 2:
    + Hỏi:
    Do you have to stand in front of the TV?
    Anh phải đứng ngay trước TV à?
    + Khẳng định:
    You’re standing in front of the TV.
    Anh đang đứng trước TV đấy.
    Với hai hành vi ngôn ngữ khác nhau – hỏi và khẳng định – rõ ràng người
    nói muốn đạt cùng một hành vi tại lời – ra lệnh hoặc yêu cầu “Move out of the
    way!” (Tránh ra!)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...