Luận Văn Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ung thư tại Hà Nộ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự báo về mô hình bệnh tật trong thế kỷ 21, các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người, chiếm tới 54% nguyên nhân gây tử vong. Theo ước tính của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc bệnh ung thư và 6 triệu người chết do bệnh này. Dự báo vào năm 2015, mỗi năm trên thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 9 triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở người. Tỷ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore [18], [19], [20], [21]. WHO đã chỉ ra rằng: Theo ước tính trên 30% bệnh ung thư có thể phòng tránh được. Nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và giảm được 50% số người bệnh tử vong do bị ung thư [11].
    Với diễn biến phức tạp của bệnh ung thư trên thế giới. Bộ Y tế đã nhận định, nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của bệnh nhiễm trùng, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác [3]. Số liệu ghi nhận ung thư tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh cho thấy, ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và 75.000 người chết vì ung thư, con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Dự báo tới năm 2020 mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp chết do ung thư [11], [12], [22].
    Trong khi đó theo một số nghiên cứu trước đây tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ung thư còn thấp. Nhận thức của người dân về nguyên nhân/yếu tố nguy cơ về 6 loại ung thư phổ biến còn thấp. Thấp nhất là đối với ung thư đại trực tràng 3/4 không biết nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, 74% không biết biện pháp phòng ngừa, 70,6% không biết bất kỳ dấu hiệu báo động/biểu hiện nào, tiếp đến là ung thư vú 60,7% không biết bất kỳ nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, 37% không biết biện pháp phòng ngừa, hơn 1/5 không biết dấu hiệu/biểu hiện sớm nào, ung thư CTC 52,1% không biết nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, 42% không biết biện pháp phòng ngừa, ung thư dạ dày 37,1% không biết bất kỳ nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, 36,3% không biết biện pháp phòng ngừa, 28,7% không biết bất kỳ dấu hiệu/biểu hiện, ung thư gan 23,1% không biết bất kỳ nguyên nhân nào, 23% không biết biện pháp phòng ngừa và ung thư phổi 9% không biết bất kỳ nguyên nhân nào gây ung thư phổi [10]. Vậy cho tới nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân số 1 đe dọa sức khỏe cộng đồng trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Bệnh ung thư không những ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn là gánh nặng đối với cộng đồng. Bệnh gây tâm lý lo ngại cho gia đình, người thân và thiệt hại kinh tế cho quốc gia [3], [10], [11] ,[12].
    Nhận thấy tính quan trọng của vấn đề này nên chúng tôi tiến hành đánh giá các hoạt động truyền thông PCUT tại Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010, nhằm mục đích xác định được hiệu quả của công tác truyền thông và nắm bắt được nhu cầu cũng như sự tiếp cận của người dân về các phương thức truyền thông để có biện pháp cho các chương trình tiếp theo, đây là khâu then chốt trong chương trình PCUT ở mỗi nước.
    Mục tiêu của nghiên cứu
    1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống ung thư tại Hà Nội năm 2011.
    2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ung thư tại Hà Nội năm 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...