Tài liệu Phân tích một số tiêu chí hải quan theo mô hình hiện đại

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH MỘT SỐ TIÊU CHÍ HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI
    1.1. Mô hình tổ chức hải quan hiện đại theo khuyến nghị của tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
    1. 2. Các tiêu chí xác định tổ chức hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay

    NỘI DUNG:

    1.1. Mô hình tổ chức hải quan hiện đại theo khuyến nghị của tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
    Để thực hiện các cam kết cụ thể liên quan đến Hải quan đề cập đến các biện pháp đơn giản hóa, hài hòa thủ tục Hải quan theo các chuẩn mực nhất định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) với hàng loạt các công ư­ớc của nó bao quát toàn bộ các mảng nghiệp vụ hải quan theo các chuẩn mực cụ thể. Với 162 thành viên là các quốc gia, lãnh thổ, WCO có chức năng nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới việc hợp tác Hải quan; kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật cũng như­ các yếu tố kinh tế có liên quan tới hệ thống Hải quan để đề xuất những ph­ương thức thiết thực nhằm đạt đến mức độ hòa hợp và thống nhất cao nhất có thể đ­ược cho các hải quan thành viên; vì vậy, WCO đã xây dựng, bổ sung, sửa đổi các Công ­ước, đ­ã ra các khuyến nghị đối với các Chính phủ để bảo đảm việc hiểu và áp dụng thống nhất các Công ­ước; khuyến nghị hòa giải các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng các Công ư­ớc; cung cấp thông tin liên quan đến các quy định và thủ tục Hải quan; hỗ trợ về thông tin và t­ư vấn trong khuôn khổ mục đích chung của Công ­ước; hợp tác với các tổ chức quốc tế liên Chính phủ khác trong những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định; về tổ chức bộ máy của hải quan, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) không đưa ra một mô hình chung cụ thể nhưng thông qua những vấn đề có tính lý luận về khoa học tổ chức bằng việc đưa ra những khuyến nghị, yêu cầu về thủ tục hải quan đòi hỏi mỗi nước là thành viên phải có sự thay đổi về tổ chức cho phù hợp để thực hiện một cách có hiệu quả quy trình thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế.
    Tiểu ban Thủ tục Hải quan của APEC bắt đầu thực hiện việc xây dựng các cam kết nhằm hài hòa thủ tục hải quan giữa các nền kinh tế dựa trên các chuẩn mực của WCO với xuất phát điểm là những mục tiêu cụ thể về thời điểm thực hiện các chư­ơng trình về nghiệp vụ hải quan thể hiện trong Kế hoạch Hành động Manila đ­ược nêu tại tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC năm 1996 (Tuyên bố Subic). Tiếp đó, SCCP đã đề ra Ch­ương trình hành động tập thể (CAP) nhằm 14 mục tiêu mà các cơ quan hải quan của các nền kinh tế thành viên cần đạt tới là:
    1. Hài hòa cấu trúc biểu thuế quan với Công ư­ớc HS.
    2. Công khai hóa các thông tin về luật pháp, quy định, chỉ dẫn hành chính và quản lý đối với doanh nghiệp.
    3. Đơn giản và hài hòa thủ tục Hải quan trên cơ sở Công ư­ớc KYOTO.
    4. Áp dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử UN/EDIFACT của Liên Hiệp quốc dùng trong hành chính, th­ương mại và vận tải.
    5. Áp dụng trị giá GATT/WTO.
    6. Áp dụng các nguyên tắc Hiệp định bảo hộ sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO.
    7. Tạo cho doanh nghiệp có quyền kháng nghị các quyết định không phù hợp của Hải quan thông qua cơ chế khiếu nại một cách công khai và độc lập.
    8. Áp dụng Quy tắc phân loại tr­ước khi hàng đến.
    9. Cải tiến thủ tục hải quan về tạm nhập khẩu theo các quy định của Công ước ATA và Công ­ước Istanbul.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...