Tiểu Luận Phân tích một số điểm mới bổ sung trong luật thanh tra sửa đổi 2010

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    NỘI DUNG 1
    1. Những hạn chế trong Luật Thanh tra 2004 . 1
    2. Một số điểm đổi mới bổ sung trong Luật Thanh tra sửa đổi 2010 . 2
    3. Phân tích một số điểm mới bổ sung trong luật thanh tra sửa đổi 2010 7
    KẾT LUẬN 8
    [​IMG]TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU

    Trong qúa trình đổi mới đi lên với nhiều thành tựu của đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: tệ tham nhũng, buôn lậu, tham ô, lãng phí của công, Do vậy việc chống những tệ nạ đó được coi là một vấn đề quan trọng với toàn xã hội và gắn liền với hoạt động thanh tra. Với chức năng của mình , Thanh tra . Thanh tra nhà nước đã đi sâu đi sát vào quá trình hoạt động của các cơ cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, tổ chức tư góp phần thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc Hội khoá XII vừa thông qua Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2011, Luật này sẽ thay thế Luật thanh tra số 22/2004/QH11, trong đó chức năng , quyền hạn , nhiện vụ của hoạt động thanh tra đã có những đổi mới, ngày càng được luật hóa theo yêu cầu của sự phát triển đi lên của đất nước cũng như đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập. Nội dung của bài tiểu luận này là “Phân tích một số điểm bổ sung mới trong luật thanh tra sửa đổi 2010” để từ đó để hiểu Luật Thanh tra năm 2010 được thấu đáo hơn, góp một phần nhỏ của mình trong việc đưa Luật Thanh tra vào thực tế cuộc sống.

    NỘI DUNG
    1. Những hạn chế trong Luật Thanh tra 2004
    Luật Thanh tra năm 2004 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Hàng năm, các cơ quan thanh tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác thanh tra những năm qua cũng cho thấy các quy định của Luật Thanh tra vẫn còn những hạn chế, bất cập. Cụ thể như sau:
    Thứ nhất, luật Thanh tra chưa thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra còn những điểm chưa đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra và công tác quản lý, thêm vào đó có nơi, có lúc chỉ coi thanh tra đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.
    Thứ hai, quyền hạn của cơ quan thanh tra chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngoại trừ Thanh tra Chính phủ, các cơ quan thanh tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật không có quyền ra quyết định thanh tra. Luật cũng chưa quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các cơ quan thanh tra để thực hiện việc tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; chưa quy định các cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thanh tra lại những vụ việc đã được cơ quan cấp dưới thanh tra và kết luận song có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
    Thứ ba, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Chính phủ đã đề cập đến hoàn thiện công tác thanh tra như: Các Nghị quyết của Đảng đều xác định việc nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước ., tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra ., tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, việc tăng cường công tác thanh tra theo tinh thần các nghị quyết của Đảng chưa được thể hiện triệt để, kịp thời.
    Thứ tư, thực hiện đường lối đổi mới về đối ngoại, Nhà nước ta đã có những thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến ngành thanh tra, như: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Hiệp định thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ . Nội dung các văn kiện này có những yêu cầu liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, vì vậy cần phải được nghiên cứu để thể chế hóa trong Luật Thanh tra.
    2. Một số điểm đổi mới bổ sung trong Luật Thanh tra sửa đổi 2010
    Tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc Hội khoá XII vừa thông qua Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2011, Luật này sẽ thay thế Luật thanh tra số 22/2004/QH1.Luật thanh tra năm 2010 có nhiều điểm mới so với Luật thanh tra năm 2004, Nhìn chung có những thay đổi chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...