Tài liệu Phân tích một số biện pháp mà chính phủ đã sử dụng để kiểm chế lạm phát trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    1. Lý thuyết về lạm phát:
    1.1 Khái niệm về lạm phát
    1.2 Quy mô lạm phát
    1.3 Tác hại của lạm phát
    1.4.Các lý thuyết về lạm phát
    1.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
    2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong 5 năm gần đây:
    2.1 Tình trạng lạm phát ở việt nam trong 5 năm 2008-2012.
    2.1.1. Khái quát chung về lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008-2012.
    2.1.2.Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2012
    2.2 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam
    3. Nguyên nhân, giải pháp kiềm chế lạm phát mà chính phủ sử dụng:
    3.1 Nguyên nhân của lạm phát
    3.2.Các giải pháp đối với lạm phát
    KẾT LUẬN

    MỞ ĐẦU
    Tình hình kinh tế trong và ngoài nước dường như đang thách thức mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% đã được xác định trong nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012.
    Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Phân tích, nghiên cứu lạm phát luôn là đề tài thu hút trong nghiên cứu kinh tế. Làm thế nào để giảm lạm phát, đảm bảo kinh tế luôn là mối lo lớn nhất của chính phủ và các nhà nghiên cứu kinh tế.
    1. LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
    1.1.Khái niệm lạm phát
    Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
    Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa / GNP thực tế.
    Công thức tính có thể viết như sau :

    Trong đó : - Là chỉ số giá của cả giỏ hàng.
    Ip – Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng trong giỏ.
    d – Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ
    ( với ). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
    Tỷ lệ lạm phát
    Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
    Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
    Gp = ( - 1 ).100
    Trong đó : Gp – tỷ lệ lạm phát (%)
    I - Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
    I - Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó.


    1.2.Quy mô lạm phát
    Người ta thường chia lạm phát thành ba loại tuỳ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát.
    Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.
    Lạm phát phi mã sảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
    Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1922- 1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
    1.3 .Tác hại của lạm phát
    Khi giá cả của các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường được gọi là lạm phát thuần tuý. Kiểu lạm phát này hầu như không xảy ra và trong thực tế các cuộc lạm phát thông thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:
     Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng.
     Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời giữa các loại hàng.
    Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là :
    Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên.
    Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế.
    Để hiểu rõ hơn về tác hại của lạm phát cũng cần phải chia chúng thành hai loại: lạm phát thấy trước và lạm phát không thấy trước.
    Tác hại của lạm phát còn được đo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư( hậu quả tâm lý xã hội) thông qua các cuộc điều tra xã hội học. Sự phản ứng của công chúng xuất phát từ vấn đề kinh tế, nhưng có thể tác động đến sự ổn định chính trị và do vậy, phản ứng kinh tế vĩ mô của các chính phủ là tìm mọi biện pháp chống lạm phát, cho dù cái giá phải trả là khá cao.
    1.4.Các lý thuyết về lạm phát
    Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế,mà các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp,tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế
    1.4.1 .Lạm phát cầu kéo
    Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đat hoặc vượt quá tiềm năng.trong thực tế khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa.
    Hình 1.1: Lạm phát do cầu-kéo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...