Tiểu Luận Phân tích một quan hệ pháp luật cụ thể về chủ thể, khách thể và nội dung

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Trong cuộc sống hàng ngày con người có rất nhiều các nhu cầu khác nhau. Để thỏa mãn được các nhu cầu đó, các cá nhân, tổ chức tham giavào các mối quan hệ pháp luật. Vậy mối quan hệ pháp luật là mối quan hệ như thế nào? Nó được xác định ra sao? Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó và để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về mối quan hệ này nhóm chúng em quyết định chọn câu hỏi số 4 “Cho ví dụ về một quan hệ pháp luật cụ thể, phân tích yếu tố chủ thể, khách thể, và nội dung quan hệ pháp luật đó”. Và để làm rõ vấn đề đó chúng em chọn một mối quan hệ phổ biến trong xã hội đó là mối quan hệ hôn nhân. I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. Quan hệ pháp luật Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong đó, các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đặc điểm: - Là những quan hệ được hình thành trên cơ sở pháp luật. +) Pháp luật quy định những chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật. +) Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật. +) Pháp luật quy định nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện quyền, nghĩa vụ. +) Pháp luật quy định những biện pháp xử lí những trường hợp thực hiện không đúng quyền, thực hiện quyền không đúng đắn, trốn tránh nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ. -Quan hệ pháp luật mang tính ý chí +) ý chí đơn phương của nhà nước +) ý chí của hai bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng ý chí đó nằm trên khuôn khổ của ý chí nhà nước. - Quan hệ pháp luật luôn luôn được xác định về mặt chủ thể và các chủ thể đó có nghĩa vụ cụ thể theo quy định của pháp luật. - Quan hệ pháp luật có nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia luôn luôn đươccj bảo đăm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. - Quan hệ pháp luật mang tính giai cấp, phụ thuộc và điều kiện kinh tế. 2. Các thành phần của quan hệ pháp luật - Chủ thể của quan hệ pháp luật: Là các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật và có những điều kiện do pháp luật quy định, gồm có: Các cá nhân (công dân Việt nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch), các tổ chức (Nhà nước nói chung, pháp nhân, một số tổ chức khác không phải pháp nhân). - Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. +) Quyền chủ thể: Là khả năng chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. +) Nghĩa vụ chủ thể: Là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. - Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật. II. VÍ DỤ CỤ THỂ Anh Nguyễn Văn Nam ( 25 tuổi ) và chị Đào Tuyết Mai ( 22 tuổi ) là công dân nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu, cảm thấy hòa hợp và mong muốn chung sống, đồng thời hội tụ đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành, hai người đã tiến hành đăng kí kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng và qua đó xác định quan hệ hôn nhân giữa hai người. Chủ th quan hệ pháp luật: chủ thể là anh Nam và chị Mai. Hai người có đầy đủ năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nội dung của quan hệ pháp luật: nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân giữa anh Nam và chị Mai quy định về quyền và nghĩa vụ của hai người trong quan hệ hôn nhân. Về tương quan giữa quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng trong quan hệ hôn nhân, điều 19 luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Đây là một quy định thể hiện rõ tư tưởng bình đẳng giới của Đảng và nhà nước ta. Về hình thức được chia ra làm quyền và nghĩa vụ nhân thân , quyền và nghĩa vụ tài sản: Quyền và nghĩa vụ nhân thân: (Những điều luật được nêu ra dưới đây đều thuộc luật Hôn nhân và gia đình) - Thứ nhất: hai vợ chồng Nam-Mai có quyền và nghĩa vụ chung thủy, thương yêu , quý trọng, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình(điều 18).Tuy nhiên quy định này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để trong thực tế. Tình trạng ly thân, ngoại tình, vẫn đang tồn tại rất phổ biến trong xã hội. - Thứ hai: hai vợ chồng được tự do lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin để theo đuổi. Mỗi người phải tôn trọng tín ngưỡng của đối phương, tuyệt đối không được cản trở hoạt động tự do tôn giáo của mỗi bên(điều 22). Ví dụ:Anh Nam theo đạo Phật , mỗi tháng ăn chay một lần. Chị Mai theo đạo thiên chúa, cuối tuần đi lễ nhà thờ. Hai người đều tôn trọng đức tin của nhau. - Thứ ba: anh Nam và chị Mai phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, giữ gìn cho nhau, không được hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, uy tín của nhau(điều 21). Tuy luật quy định như vậy nhưng trên thực tế hiện nay những vụ việc bạo hành gia đình vẫn xảy ra rất phổ biến và đối tượng hứng chịu bạo hành là phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục dân số Việt Nam năm 2010, có 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ từng phải chịu ít nhất một trong ba loại bạo lực là bạo lực thể xác, bạo lực tình dục , bạo lực kinh tế - tinh thần. Đây là một con số đáng báo động. - Thứ tư: hai người có quyền được phát triển về mọi mặt, được học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng văn hóa, tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, theo đuổi các sở thích cá nhân, đồng thời có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau để cả hai cùng phát triển(điều 23). Tất nhiên về hành động cụ thể sẽ hoàn toàn được căn cứ vào tình hình thực tế của cả hai người, đặc biệt là người vợ. - Thứ năm: Đây là một quy định tiến bộ, đem lại cơ hội cũng như sự phát triển cho cả hai vợ chồng sau khi kết hôn. Chị Mai có thể tham gia hoạt động chính trị, tiến hành ứng cử Hội Đồng Nhân Dân, tham gia các khóa học , , chứ không phải bị lệ thuộc vào công việc nhà. Tương tự, anh Nam cũng sẽ phải có nghĩa vụ san sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái với vợ. Quyền và nghĩa vụ tài sản : - Thứ nhất: hai vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau để thực hiện các bước xác lập, thực hiện và cắt đứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật có sự đồng ý của cả hai vợ chồng (điều 24). Việc ủy quyền cần được thực hiện bằng văn bản. Ví dụ: chị Mai ủy quyền cho anh Nam đứng ra bán căn nhà là tài sản chung của cả hai vợ chồng. - Thứ hai: hai người có quyền đại diện cho nhau khi một trong hai người mất đi năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ. Ví dụ: chị Mai bị tai nạn giao thông bất tỉnh thì anh Nam được ra làm đại diện để giải quyết các giao dịch dân sự của chị Mai. - Thứ ba: hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho gia đình (điều 25). Ví dụ: anh Nam vay ngân hàng để lấy tiền kinh doanh nuôi gia đình thì khi đó chị Mai cũng sẽ chịu trách nhiệm gánh món nợ. - Thứ tư: vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong quản lí và sử dụng tài sản chung bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản được thừa kế chung hoặc tặng chung. Quyền sử dụng đất là tài sản chung sau khi kết hôn cùng những tài sản được thỏa thuận là tài sản chung(điều 28). - Thứ năm: hai vợ chồng có quyền sở hữu, quản lí và sử dụng tài sản riêng bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng, đồ dung cá nhân, tài sản có được khi kết hôn(điều 32 và điều 33). - Thứ sáu: hai người có quyền được thừa kế tài sản của nhau trong trường hợp một người chết hoặc bị tòa án tuyên bố tử hình thì bên còn sống quản lí tài sản chung trừ trường hợp trong di chúc chỉ định người khác quản lí hoặc người thừa kế chỉ định người khác quản lí. Khách thể: Khách thể trong quan hệ hôn nhân giữa hai anh chị Nam-Mai bao gồm: Lợi ích nhân thân như thân phận vợ chồng. Các hành vi: Vợ chồng chung thủy, yêu thương, chăm sóc cùng nhau xây dựng giađình hạnh phúc. Tài sản chung của hai vợ chồng. Con cái không được xem là tài sản chung. III. KẾT LUẬN Trong cuộc sống, luôn tồn tại những mối quan hệ pháp luật. Có những mối quan hệ pháp luật đơn giản, dễ nhận biết, nhưng còn nhiều mối quan hệ mà gồm nhiều chủ thể tham gia, cho thấy mức độ và tính chất của nó rất phức tạp và khó dự đoán. Vậy việc tìm hiểu khái niệm, nội dung và tính chất của mối quan hệ pháp luật là điều rất cần thiết đối với chúng ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...