Báo Cáo Phân tích môi trường vĩ mô của thị trường bất động sản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. GIỚI THIỆU CHUNG:


    Nhìn chung bất động sản hiện tại vẫn đang trong tình trạng khó khăn sau những diễn biến và sự phát triển phức tạp của thị trường bất động sản năm 2009. Bên cạnh đó, do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, nên nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh thương mại và diện tích văn phòng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ tiếp tục tăng. Thị trường bất động sản Việt Nam, mà chủ yế là ở các thành phố lớn vẫn đang trên đà phát triển nhưng ở mức vừa phải. Xu hướng phát triển từ nhà cấp cao sang nhà trung bình và thấp. Cụ thể là năm nay, ngành bất động sản Việt Nam đang phát triển theo bốn xu hướng chính:
    - Một là, bất động sản Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ từ giới trung lưu, sự phát triển mạnh mẽ giới trung lưu ở Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu nhà ở trung bình và giá cả phải chăng dần tăng cao. Thêm vào đó năm 2010 Việt Nam đón nhận sự kiện 1000 năm Thăng Long-Hà Nội có thể góp phần tác động tích cực tới thị trường bất động sản trong năm, theo một nhận định khác thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại vào năm nay vì sau cuộc khủng hoảng tài chính Chính phủ bắt đầu tái đầu tư cho các dự án và ngân hàng bắt đầu cho vay.
    - Hai là, chất lượng các dự án được quan tâm nhiều hơn, để đáp ứng các nhu cầu về nhà ở và văn phòng, thì việc nâng cao chất lượng dự án đang được quan tâm, đặc biệt là chất lượng không gian dự án, về cảnh quan, chất lượng dịch vụ . theo sự phát triển về nhu cầu chất lượng bất động sản dần cao hơn và lớn hơn đối với các khu vực dân cư và các điểm kinh doanh lớn hơn cho không gian thương mại.
    - Ba là, người tiêu dùng sẽ quyết định được giá trị thực của bất động sản, những năm gần đây giá trị của các dự án bất động sản bị đẩy lên giá rất cao so với giá trị thực của nó, hiện tượng này xuất phát chủ yếu từ giới đầu cơ, trong tương lai gần người tiêu dùng sẽ “tỉnh táo” hơn trong đầu tư, điều này giúp triệt tiêu được hiện tượng “giá trên trời” và thay vào đó là người tiêu dùng quyết định giá trị thực của bất động sản.
    - Bốn là, xu hướng đào thải ở thị trường văn phòng cho thuê, việc phân chia các khu vực làm việc cũng như hệ thống đối lưu không khí cũng có nhiều bất cập. Những tòa nhà như vậy về lâu dài sẽ không còn hấp dẫn đối với các công ty muốn thuê văn phòng. Và đó cũng là biểu hiện của xu hướng đào thải tại thị trường văn phòng cho thuê.

    Trong dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực và khó có thể đoán trước được chắc chắn điều gì trong tương lai 5 – 10 năm nữa. Theo các chuyên gia bất động sản, ba nguyên nhân chính để đánh giá sự phát triển tích cực này là:
    - Việt Nam gia nhập WTO đã tác động rất lớn đến sự phát triển thị trường bất động sản, nhu cầu về bất động sản phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng rất khả quan. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Đặc biệt là chính sách của Nhà nước trong tương lai cho phép người nước ngoài, Việt kiều được về nước mua nhà và được đứng tên chủ sở hữu.
    - Do mối liên hệ khá nhạy cảm giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Hiện một số nhà đầu tư đã chọn cách chuyển hướng đến thị trường nhà đất để bảo toàn vốn.
    - Nguyên nhân không kém phần quan trọng, hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản ngày càng rõ ràng, hợp lý, giúp cho việc kinh doanh thuận tiện hơn trước đây rất nhiều. Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đăng ký bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở . đã được hoàn thiện và bắt đầu có hiệu lực.

    Qua phần nhận định chung, phần nào chúng ta cũng hiểu về thực trạng hiện tại của thị trường bất động sản việt nam và những chiều hướng phát triển trong tương lai gần cũng như tương lai xa của bất động sản. Để hiểu rõ hơn sự vận động và phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng, chúng ta sẽ đi vào phần phân tích những tác động từ các yếu tố vĩ mô đến thị trường bất động sản Việt Nam thông qua công cụ phân tích PESTLE, bao gồm sáu yếu tố: Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý, môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...