Báo Cáo Phân tích môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. Đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam
    1. Các yếu tố vĩ mô
    a, Yếu tố nhân khẩu học
    b, Yếu tố kinh tế
    c, Yếu tố chính trị- pháp luật
    d, Yếu tố văn hóa
    e, Yếu tố công nghệ
    f, Yếu tố địa lý
    2. Các yếu tố vi mô
    a, Yếu tố khách hàng
    b, Yếu tố đối thủ cạnh tranh
    c, Yếu tố cung ứng sản xuất
    d, Yếu tố năng lực của doanh nghiệp
    3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
    II. Phân tích cụ thể về Beeline
    1. Thị trường viễn thông ở Việt Nam hiện nay
    2. Giới thiệu về Beeline
    3. Các yếu tố môi trường vĩ mô
    4. Các yếu tố môi trường vi mô
    5. Phân tích mô hình SWOT
    6. Các chiến lược Marketing cụ thể
    I. Đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam
    1) Các yếu tố vĩ mô
    a, Yếu tố nhân khẩu học
    Có nguồn gốc từ vùng đất hiện nằm ở phía nam Trung Quốc và
    miền bắc Việt Nam, người Việt đã tiến về phía nam trong tiến trình
    kéo dài hơn hai nghìn năm để chiếm lấy các vùng đất bờ biển phía
    đông bán đảo Đông Dương
    · Tổng dân số: ~ 86 triệu người (2010)
    · Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
    · Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
    · Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6%
    dân số cả nước).
    Cơ cấu độ tuổi:
    0-14 tuổi: 29,4%
    15-64 tuổi: 65%
    trên 65 tuổi: 5,6%
    b, Yếu tố kinh tế
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP 6 tháng đầu năm đạt 6- 6.1%
    - Thu nhập bình quân đầu người: trên 1.100 USD/năm (2010)
    - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.8%
    - Lạm phát đang được kiềm chế và được kiểm soát ở mức 0.1 –
    0.3% hàng tháng.
    - Lượng kiều hối đạt 3.6 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp từ
    nước ngoài (FDI) đạt 5.4 tỷ USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm
    ngoái.
    - Các ngân hàng đồng ý hạ lãi suất cho vay VND từ mức 14% xuống
    còn 12% - 12.5% trong tháng 7, giảm lãi suất mức tiền gửi hiện
    nay từ 11.5% xuống còn 10.2% trong 3 tháng tới
    - Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao: đại lộ Thăng Long, hầm
    Kim Liên
     Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền
    kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc sang
    thành nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Do nền kinh
    tế nước ta có cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội thấp kém.
    Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc
    hậu, không có khả năng cạnh tranh. Hầu như không có đội ngũ nhà
    doanh nghiệp có tầm cỡ.
    Thu nhập của người làm công ăn lương và nông dân thấp kém, sức
    mua hàng hoá của xã hội và dân cư thấp nên nhu cầu tăng chậm,
    dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế. Các biểu hiện trên
    một mặt phản ánh trình độ thấp kém về dung lượng cung cầu hàng
    hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Mặt khác
    nó cũng tạo ra áp lực buộc chúng ta phải vượt qua thực trạng đó và
    đưa nền kinh tế phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
    Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành
    phần. Tiếp cận đặc điểm này của kinh tế hàng hoá theo các khía
    cạnh sau :
    - Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác
    nhau về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế gắn liền với sự tồn tại và
    phát triển kinh tế hàng hoá.
    - Thực trạng kinh tế hàng hoá ở nước ta kém phát triển là do nhiều
    nhân tố, nhưng nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức
    không đúng dẫn đến nôn nóng xoá bỏ nhanh các thành phần kinh
    tế.
    Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp về nhiều mặt,
    có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém.
    - Nền kinh tế hàng hoá chịu tác động của sự thay đổi cơ cấu ngành
    theo hướng nền kinh tế dịch vụ phát triển nhanh chóng.Đặc điểm
    này gắn liền với hai khía cạnh sau :
    + Nó đảm bảo cho mọi người, mọi doanh nghiệp dù ở thành phần
    kinh tế nào cũng đều được tự do kinh doanh theo pháp luật, được
    pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp.
    + Các chủ thể kinh tế đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ, hợp
    tác, cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật.
    - Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở” giữa
    nước ta với các nước trên thế giới.
    - Sự ra đời nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã làm cho thị
    trường dân tộc hoạt động trong sự gắn bó với thị trường thế giới.
    - Nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu “mở” ra đời bắt nguồn từ quy
    luật phân bố và phát triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức
    lao động và thế mạnh giữa các nước.
    - Nền kinh tế hàng hoá theo cơ cấu “mở”, thích ứng với chiến lược
    thị trường “hướng ngoại”.
    - Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa với
    vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lý kinh tế vĩ mô
    của nhà nước.
    - Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nhà nước
    Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước với bản
    chất vốn có của nó, lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và
    trọng yếu nên trở thành nhân tố kinh tế bảo đảm cho kinh tế hàng
    hoá của các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã
    hội chủ nghĩa. Tính hiện thực của vai trò định hướng xã hội chủ
    nghĩa của kinh tế nhà nước chỉ được khẳng định khi nó phát huy
    được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.
    - Vai trò quản lý của nhà nước, nhân tố đảm bảo cho định hướng xã
    hội chủ nghĩa của kinh tế hàng hoá :
    + Sự phát triển kinh tế hàng hoá bên cạnh mặt tích cực, đem lại sự
    phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao của nó, mặt
    khác nó không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về mặt xã hội
    như : phá sản, khủng hoảng, tàn phá môi trường . Những khuyết
    tật này cần phải có sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
    + Nền kinh tế hàng hoá giữa các nước , ngoài sự khác nhau về trình
    độ phát triển và sự phân phối lợi ích kinh tế giữa các tầng lớp dân
    cư do kinh tế đem lại nhằm mục đích gì? có lợi cho ai? Còn có sự
    khác nhau không kém phần quan trọng là ở trình độ quản lý theo
    cơ chế thị trường của nhà nước.
    + Nước ta do chịu ảnh hưởng lâu ngày cuả cơ chế kế hoạch hoá tập
    trung quan liêu , bao cấp . Nên vai trò quản lý của nhà nước ta là
    nhân tố đảm bảo cho định hướng XHCN của kinh tế hàng hoá.Một
    nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính chất tự cung
    tự cấp, chuyển sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp
    đến cao đòi hỏi nhà nước phải sử dụng có hiệu quả các công cụ
    pháp luật, tài chính, tiền tệ, tín dụng . Mặt khác phải tạo ra môi
    trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác
    tiềm năng của các thành phần kinh tế, thực hiện các chính sách xã
    hội đảm bảo cho sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...