Luận Văn phân tích môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch Việt Nam bởi nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế tới Việt Nam đã đạt con số 4,23 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2006. Doanh thu từ ngành du lịch năm 2007 đạt 3,5 triệu USD. Loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng và sự kiện) đang được coi là xu hướng phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là mảnh đất tiềm năng của loại hình du lịch cao cấp này và nếu được đầu tư, phát triển đúng hướng sẽ phát triển mạnh mẽ, có thể vượt qua Thái Lan và Singapo- 2 nước dẫn đầu trong du lịch MICE của khu vực. Đứng trước những cơ hội đó cùng với nguồn lực của mình, công ty có thể đi vào khai thác loại hình du lịch này. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự ra đời của nhiều công ty, tổng công ty lớn. Nhu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo của họ là rất lớn và thường xuyên. Đây là một thị trường khách lớn đầy tiềm năng đối với công ty. Chính sách sản phẩm du lịch hội nghị tổng kết hướng tới đoạn thị trường là các tổng công ty trên địa bàn Hà Nội là phù hợp với chiến lược và năng lực kinh doanh của công ty. Nó cho phép công ty tận dụng được cơ hội mà thị trường mang lại đồng thời tận dụng được nguồn lực của mình.
    Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi chuyên đề này, tác giả đi sâu phân tích môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam; chỉ ra những cơ hội và thách thức công ty đang đối mặt cùng điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Bên cạnh đó, chuyên đề còn tìm hiểu đặc tính tiêu dùng của khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
    Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho việc viết chuyên đề này.
     Phương pháp phân tích: Từ những số liệu sơ cấp thu được, tác giả tiến hành phân tích chúng để từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đề cho chính xác, khách quan và đạt hiệu quả cao.
     Phương pháp tổng hợp: Tác giả đã tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn, nhiều khía cạnh khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu.
     Phương pháp liên hệ thực tế: Một hội nghị luôn cần rất nhiều những dịch vụ, hàng hoá đơn lẻ cấu thành và đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự sáng tạo, linh hoạt từ phía người tổ chức. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn kết hợp liên hệ với thực tiễn một cuộc hội nghi, hội thảo đã từng tham gia để hình dung ra được toàn bộ qui trình, từ đó rút ra những tồn tại của các hội nghị đó, đưa ra giải pháp để làm tốt hơn.
    Kết cấu của chuyên đề: gồm 3 phần
     Phần 1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm và tổng quan về du lịch MICE
     Phần 2: Tình hình kinh doanh và chính sách sản phẩm của công ty; những thuận lợi và khó khăn của công ty trong khai thác khách hội nghị.
     Phần 3: Những giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm du lịch hội nghị trên đoạn thị trường mục tiêu.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn CN. Trương Tử Nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong việc hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam, có rất ít sách tham khảo về lĩnh vực này do đó trong quá trình viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...