Tiểu Luận Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    ​Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô mà còn là mối quan tâm rất lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói lạm phát và thất nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc gia.Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực là nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất.Ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá 557% vượt qua lạm phát phí mã với chỉ số trên tác hại và biểu hiện của nó không kém gì siêu lạm phát cũng có thể nói là siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng hoá ngày càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn.Sau năm 1989 với quyết tâm của Đảng và Chính phủ với những đổi mới tích cực trong hệ thống kinh tế như hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ. Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài hạn ở Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn bản chất thật của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và kịp thời để giải quyết khò khăn không chỉ trong ngắn hạn mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững

    MỤC LỤC
    Phần I: Cơ sở lý thuyết
    I. Lạm phát . 4
    II. Thất nghiệp 4
    III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 4
    1. Đường Phillips ban đầu 4
    2. Đường Phillips mở rộng . 5

    3. Đường Phillips dài hạn (LPC) . 6

    Phần II: Thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam và Thế Giới
    I. Thế giới . 7
    1. Lạm phát . 7
    2. Thất nghiệp 8
    II. Việt Nam 9
    1. Lạm phát 9
    2. Thất nghiệp 13
    III.Mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp 15
    1. Đánh giá tổng quan giai đoạn 2008 – 2011 15
    2. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn . 15
    3.Tác động qua lại của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế . 16
    Phần III: Biện pháp để khắc phục lạm phát và thất nghiệp
    I.Lạm phát 18
    II.Thất nghiệp . 19
    Kết luận 22
    Tài liệu tham khảo 23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...