Luận Văn Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
    Giới thiệu chung


    I. Tổng quan về Công ước Paris và Hiệp định TRIPs

    Nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1873 tại hội chợ sáng chế quốc tế ở Viennie. Sau đó, ngày 20/3/1883 Công ước Paris đã được ký kết với sự tham gia của 14 nước thành viên. Đây là Công ước quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên về bảo hộ SHCN. Từ khi ký kết đến nay, Công ước đã qua 7 lần sửa đổi. Mục đích của Công ước Paris là nhằm xây dựng điều khoản có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá của công dân các nước thành viên Công ước, đồng thời xây dựng 1 số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN tại các nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật SHCN của các nước thành viên. Công ước được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1979 với 30 điều khoản.
    Hiệp định TRIPs được ký kết 15 năm sau lần sửa đổi cuối cùng của Công ước Paris (15/4/1994), trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định TRIPs đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 1 trong những điều khoản để các nước chưa là thành viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đủ các yêu cầu của TRIPs. Hiệp định TRIPs gồm 73 điều được chia thành 7 phần. Mục đích của TRIPs là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối thiểu mà các nước thành viên của hiệp định có ngvụ phải tuân theo, thành lập 1 khung pháp lý trách nhiệm, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền SHTT trong đó có quyền SHCN. Tuy nhiên việc tập trung chủ yếu vào khía cạnh KT - thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp khác để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là sự khác biệt cơ bản của TRIPs so với các công ước, hiệp định trước đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...