Luận Văn Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty cổ phần dược phẩm an giang

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Bài nghiên cứu gồm 3 phần: phần mở đầu , nội dung và phần kết luận
    Phần mở đầu trình bày lý do, mục tiêu, nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    Phần nội dung trình bày cở sở lý luận có liên quan đến chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Cách tìm biến phí và định phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp và bán hàng của sản phẩm công ty. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, từ đó có nhận định về kế hoạch tăng doanh thu. Bên cạnh đó cơ cấu chi phí là phần trọng tâm nghiên cứu, để từ đó có đánh giá tổng quát về sản phẩm của công ty. Từ sản lượng tiêu thụ mà dự báo doanh thu công ty 2008 và phân tích độ nhạy cảm của lợi nhuận, sản lượng hòa vốn và đưa ra nhận xét, giải pháp là vấn đề cuối cùng trong trong phần này.
    Phần kết luận khẳng định lại vấn đề và nêu những khó khăn trong quá trình thực hiện



    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



    Mục lục
    Phần mở đầu . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    Phần nội dung . 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP) 3
    1.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVP 3
    1.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ . 3
    1.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP . 4
    1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) 4
    1.4.2. Tỷ lệ SDĐP . 5
    1.4.3. Cơ cấu chi phí 6
    1.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 8
    1.5.1. Điểm hòa vốn 8
    1.5.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn 8
    1.5.1.2. Đồ thị điểm hòa vốn . 9
    1.5.1.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 10
    1.5.1.4. Phương trình lợi nhuận: 11
    1.5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn . 12
    1.5.2.1. Thời gian hoàn vốn . 12
    1.5.2.2. Tỷ lệ hòa vốn 12
    1.5.2.3. Doanh thu an toàn . 12
    1.6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN 13
    1.7. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP . 13
    CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AG 15
    2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 15
    2.2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 15
    2.2.1. Mục đích . 15
    2.2.2. Phạm vi hoạt động . 15
    2.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 16
    2.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA . 17
    2.4.1. Thuận lợi 17
    2.4.2. Khó khăn . 17
    2.4.3. Chiến lược phát triển mới của công ty . 17
    2.4.4. Tình hình kinh doanh công ty trong 2 năm 2006-2007 . 18
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG 19
    3.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM . 19
    3.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ . 20
    3.2.1. Chi phí khả biến . 20
    3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu (CP NVL) 20
    3.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 20
    3.2.1.3. Biến phí sản xuất chung . 22
    3.2.1.4. Biến phí quản lý doanh nghiệp 23
    3.2.1.5. Biến phí bán hàng . 24
    3.2.2. Chi phí bất biến . 25
    3.2.2.1. Định phí SXC . 25
    3.2.2.2. Định phí quản lý doanh nghiệp 26
    3.2.2.3. Định phí bán hàng 26
    3.2.3. Tổng hợp chi phí 27
    3.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ . 28
    3.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP . 29
    3.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) và tỷ lệ SDĐP 29
    3.4.2. Cơ cấu chi phí 31
    3.4.3. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 33
    3.4.3.1. Doanh thu hòa vốn . 33
    3.4.3.2. Thời gian hoàn vốn 34
    3.4.3.3. Tỷ lệ hoàn vốn 36
    3.4.3.4. Doanh thu an toàn 35
    3.4.4. Phân tích dự báo doanh thu 35
    CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 44
    4.1 NHẬN XÉT 44
    4.2. GIẢI PHÁP . 44
    Phần Kết Luận . 46



    Danh mục biểu bảng
    Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007 . 18
    Bảng 3.1: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm 20
    Bảng 3.2: Chi phí nhân công trực tiếp . 21
    Bảng 3.3: Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đơn vị 21
    Bảng 3.4: Biến phí SXC của từng sản phẩm 22
    Bảng 3.5: Chi phí QLDN (4 sản phẩm được chọn ) 23
    Bảng 3.6: Biến phí QLND của ACEGOI . 24
    Bảng 3.7: Biến phí QLDN của các sản phẩm 24
    Bảng 3.8: Chi phí BH 25
    Bảng 3.9: Biến phí BH từng sản phẩm 25
    Bảng 3.10: Định phí SXC của từng sản phẩm 26
    Bảng 3.11: Định phí QLDN từng sản phẩm 26
    Bảng 3.12: Định phí bán hàng các sản phẩm . 26
    Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí của từng sản phẩm 27
    Bảng 3.14: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng sản phẩm 28
    Bảng 3.15: Chi tiết báo cáo thu nhập từng đơn vị sản phẩm 29
    Bảng 3.16: Báo cáo thu nhập theo SDĐP, đòn bẩy và sản lượng hòa vốn 31
    Bảng 3.17: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm 2007 . 36
    Bảng 3.18: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 37
    Bảng 3.19: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 1 38
    Bảng 3.20: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 2 39
    Bảng 3.21: Lợi nhuận của ACEGOI thay đổi trong các trường hợp 40
    Bảng 3.22: Sản lượng hòa vốn của ACEGOI thay đổi 40
    Bảng 3.23: Lợi nhuận của CINATROL thay đổi trong các trường hợp 40
    Bảng 3.24: Sản lượng hòa vốn của CINATROL thay đổi 42


    Danh mục đồ thị và biểu đồĐồ thị 3.1: Giá vốn và giá bán các sản phẩm 28
    Đồ thị 3.2: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong năm 2007 . 30
    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chi phí các sản phẩm 31
    Đồ thị 3.3: Lợi nhuận ACEGOI thay đổi . 40
    Đồ thị 3.4: Sản lượng hòa vốn ACEGOI thay đổi 41
    Đồ thị 3.5: Lợi nhuận CINATROL thay đổi . 42
    Đồ thị 3.6: Sản lượng hòa vốn CINATROL thay đổi 42
    Danh mục sơ đồ
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức . 16
    Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm 19



    Danh mục viết tắt
    BH
    Bán hàng
    CP BH
    Chi phí bán hàng
    CP NCTT
    Chi phí nhân công trực tiếp
    CP QLDN
    Chi phí quản lý doanh nghiệp
    CP VNL
    Chi phí nguyên vật liệu
    CPBB
    Chi phí bất biến
    CPKB
    Chi phí khả biến
    CTCP
    Công ty cổ phần
    CVP
    Chi phí - khối lượng - lợi nhuận
    ĐBHĐ
    Đòn bẩy hoạt động
    KQHĐKD
    Kết quả hoạt động kinh doanh
    LN
    Lợi nhuận
    QLDN
    Quản lý doanh nghiệp
    SDĐP
    Số dư đảm phí
    SXC
    Sản xuất chung



    Phần mở đầu1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức. Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí.
    Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành hiện tại và hoạch định cho tương lai. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG”. Thông qua đề tài này tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết học được, áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành , sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận của công ty cổ phần dược phẩn An Giang để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2008.
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu mối quan hệ của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm đến lợi nhận và doanh thu hòa vốn của công ty là cơ sở cho việc thực hiện những mục tiêu nghiên cứu
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu chung: Nghiên cứu mô tả, từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân tích, kết luận và giải pháp
    Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng , sổ chi tiết phát sinh trong tháng , bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, biên bản sàn xuất
    Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán và sử dụng các phương pháp dự báo nhằm đưa ra cơ sở dự báo.
    Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Do công ty sản xuất kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, tính phức tạp cao nên phạm vi nghiên cứu của bài này được giới hạn trong việc phân tích CVP các mặt hàng chiến lược (sản xuất và doanh thu ) chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong năm 2007.


    Phần nội dungCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP)
    Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có.
    1.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVP
    Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
    Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
    1.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
    Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.

    Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
    Doanh thu xxxxxxx
    Chi phí khả biến xxxxxx
    Số sư đảm phí xxxxx
    Chi phí bất biến xxxx
    Lợi nhuận xxx

    So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính):
    [​IMG] Kế toán quản trị Kế toán tài chính.
    Doanh thu xxxxxx Doanh thu xxxxxx
    (Trừ) Chi phí khả biến xxxxx (Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx
    Số dư đản phí xxxx Lãi gộp xxxx
    (Trừ) Chi phí bất biến xxx (Trừ) Chi phí kinh doanh xxx
    Lợi nhuận xx Lợi nhuận xx
    Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận.[1]
    1.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP
    1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP)
    Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
    Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
    Gọi x: sản lượng tiêu thụ
    g: giá bán
    a: chi phí khả biến đơn vị
    b: chi phí bất biến
    Ta có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau:
    Tổng số Tính cho 1 sp
    Doanh thu gx g
    Chi phí khả biến ax a
    Số dư đảm phí ( g – a )x g - a
    Chi phí bất biến b
    Lợi nhuận ( g – a )X-b
    Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:

    [1] Kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP.HCM – nhà xuất bản thống kế - 2000
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...