Tiểu Luận Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng củ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I

    MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

    I. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó.

    1. Định nghĩa phạm trù vật chất

    1.1 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: Chủ nghĩa duy vật trước Mác có rất nhiều định nghĩa về vật chất, trong đó nổi lên các định nghĩa điển hình sau đây:

    * Thời kì cổ đại: đồng nhất vật chất với một dạng vật cụ thể:

    - Talet cho rằng vật chất là nước.

    - Anaximen cho rằng vật chất là không khí.

    - Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử.

    => Quan niệm vật chất thời kì cổ đại mang tính trực quan, cảm tình. Nó chỉ có tác dụng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.

    * Thời kí cận đại thế kỷ XVII – XVIII: đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất. VD: Niutơn cho rằng khối lượng là vật chất.

    => Quan điểm vật chất thời kì cận đại mang tính siêu hình, máy móc.


    1.2 Định nghĩa vật chất của Lênin:

    “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

    Đây là định nghĩa khoa học nhất , hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lênin trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Định nghĩa trên đã đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:

    - Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức bất kể sự tôn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được

    -Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan của con người.

    - Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức con người có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan

    2. Các hình thức tồn tại của vật chất:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...