Luận Văn Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung & cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền K

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung & cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền KTTT định hướng XHCN






    MỤC LỤC


    A Lời nói đầu Trang 2

    B Nội dung

    I . Phép biện chứng về cái chung và cái riêng Trang 3

    1. Phạm trù cái chung và cái riêng Trang 3

    2. Mối quan hệ cái chung và cái riêng Trang 3

    3. ý nghĩa phương pháp luận Trang 4

    II. Vận dụng vào kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

    1. Kinh tế thị trường và đặc điểm chung của kinh tế thị trường Trang 5

    2. Kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa Trang 8

    C/ Kết luận Trang 10

    Tài liệu tham khảo Trang 11








    A./ LỜI NÓI ĐẦU



    Mở đầu của bài viết xin được bắt đầu bởi câu nói của Lê-Nin “trước con người ,có màng lưới những hiện tượng tự nhiên .Con người bản năng người man rợ ,không tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới ,Chúng là những điểm nút của màng lưới ,giúp ta nhận thức và nắm vững màng lưới”.Các cặp phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức ,là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .Trong số các cặp phạm trù triết học,cặp phạm trù cái riêng- cái chung và cái đơn nhất là cặp phạm trù cơ bản đặc trưng trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng, sự nhận thức thường bắt đầu từ đó.Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những vấn đề quan trọng nhất của triết học nói riêng và sự nhận thức bậc thang của nhân loại nói chung .

    Một trong những nguyên lí cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận phổ biến của việc nghiên cứu sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quan điểm biện chứng duy vật về mối tương quan giữa cái chung và cái riêng .Sự phát triển và xây dựng kinh tế thị trường là qui luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất .Nhưng điều kiện kinh tế ,chính trị và xã hội khác nhau nên mỗi nước có mô hình kinh tế thị trường khác nhau. Đảng ta đã chỉ rõ “vận dụng các hình thức và phương pháp quản lí nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không theo con đường tư bản chủ nghĩa”.

    Bài tiểu luận trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phần đầu bài tiểu luận sẽ đề cập đến khái niệm cặp phạm trù cái chung- cái riêng, mối quan hệ cái chung- cái riêng trên quan niệm của các trường phái triết học .Phần tiếp sẽ phân tích đến những đặc điểm của nền kinh tế thị trường sau đó nêu lên những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .Phần cuối là những nhận xét về sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường hiện nay .

    Do năng lực chủ quan và tài liệu tham khảo hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết .Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.Em xin chân thành cám ơn .








    B./ NỘI DUNG :



    I . Phép biện chứng về cái riêng và cái chung :

    1.Phạm trù cái riêng và cái chung :

    Cái riêng là một phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định .

    Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hay quá trình riêng lẻ.

    Thí dụ : Cuộc cách mạng là cái chung,đó là sự thay đổi từ cái này sang cái khác tiến bộ hơn .Nhưng trong các cuộc cách mạng thì có nhiều loại (cách mạng tư sản ,cách mạng dân tộc dân chủ ) đó là những cái riêng.

    Trong quá trình tìm hiểu mỗi quan hệ cái chung và cái riêng cần phân biệt cái riêng và cái đơn nhất .Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính .chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lập lại ở tất cả một kết cấu nào khác .Ví dụ : Mỗi người trong chúng ta có những đặc điểm chung nhất định đó là những đặc điểm riêng của con người nhưng mỗi người lại có những đặc điểm riêng biệt không giống ai đó là những cái đơn nhất .




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...