Tiểu Luận Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc, biểu hiện và cách khắc phục chủ quan duy ý chí trong cán bộ đ



    Lời nói đầu
    Đề tài:
    PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BẢN CHẤT GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ MỐI QUAN HỆ ĐÓ CHỈ RÕ NGUỒN GỐC, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CHỦ QUAN DUY Ý CHÍ TRONG CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
    Với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận, triết học có nhiệm vụ giải thích thế giới, nó cung cấp cho ta cách nhìn nhận xem xét thế giới từ đó chỉ đạo hoạt động trực tiếp của con người. Trong thời đại ngày nay triết học ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Trong đó triết học Mác-Lênin là hệ thống triết học khoa học CM nhất giải thích đúng thế giới và cung cấp phương pháp luận giúp con người cải tạo thế giới có hiệu quả. Triết học nói riêng và triết học Mác nói riêng đều giải thích mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học cơ bản bao quát mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Việc giải thích đúng đắn mối quan hệ có vbai trò quan trọng khi áp dụng vào thực tiễn. Theo quan điểm của duy vật biện chứng (DVBC) thì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức là sự phản ánh sáng tạo, chủ động, tích cực thế giới vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối và tác động trở lại thế giới vật chất.Việc nắm bắt được mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa to lớn trong việc đề ra những phương pháp chỉ đạo động thực tiễn, điều này đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên hiện nay phải tích cực hoạt động nâng cao trình độ về mội mặt theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay.
    I. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách quan đem lại cho con người cảm giác được cảm giác cuả chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại khách quan không phụ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa trên của Lê-nin ngắn gọn nhưng giải đáp đầy đủ của cơ bản triết học trên lập trường chủ nghĩa DVBC, từ định nghiã này ta có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là có trước, nó là nguồn gốc kết quả của ý thức. Vật chất là tồn tại vĩnh viễn, vô cùng vô tận nó là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, ý thức là sự phản ánh thế giới nên con người có thể nhận thức thế giới. Quan điểm này chống lại tất cả những sai lầm về vật chất, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa duy tâm. Thuyết bất khả trí và thuyết hoài nghi khắc phục những quan điểm chưa đúng của chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc trong quan niệm về vật chất và vận động. Định nghĩa còn vạch ra cho khoa học con đường đúng đắn vô tận để đi sâu nghiên cứu thế giới. Tìm ra phương pháp cải tạo có hiệu quả.
    Theo Ph. Ăngghen, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”. Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vất chất thể hiện đặc tính của mình. “không thể hình dung nổi”, “vật chất không có vận động”. Và ngược lại, cũng không thể tưởng tượng nổi có thứ vận động nào lại không phải là vận động của vật chất. Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, việc nhận thức sự vận động của vật chất trong các dạng khác nhau của nó, về thực chất là đồng nghĩa với nhận thức bản thân vật chất. “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”.
    Với tính cách là thuộc tính bên trong, vốn có của vật chất, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là sự tự vận động của vật chất, được tạo nên do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất. Điều này hoàn toàn trái ngược với các quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động. Không có một sức mạnh nào nằm bên ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. Điều này hoàn toàn trái ngược với các quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động. Không có một sức mạnh nào nằm bên ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. “Cái hích ban đầu của Thượng đế” chẳng qua chỉ là sự bịa đặt của những đầu óc duy tâm hoặc siêu hình khi đối mật với những bế tắc trong nhận thức thế giới khách quan. Quan điểm về sự tự vận động của vật chất trong triết học Mác-Lênin về cơ bản đã được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học hiện đại càng khẳng định quan điểm đó.
    Kế thừa và khái quát những thành tựu của triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử nhận thức, triết học Mác-Lênin khẳng định: vật chất không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt, cho nên vận động với tính cách là phương thức tồn tại tất yếu của vật chất cũng không thể bị mất đi hoặc được sáng tạo ra. Thừa nhận sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất, trên thực tế cũng có nghĩa là thừa nhận tính vô sinh, vô diệt của vận động: Vật chất không thể tồn tại bằng cách nào khác ngoài vận động. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh một cách khoa học rằng vận động được bảo toàn cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Cần phải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa. Nếu một hình thức vận động nào đó của một sự vật nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó. Nghĩa là các hình thức vận động chỉ chuyển hoá laanx nhau, chứ vận động của vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất.
    Khi nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất, theo những tiêu chí phân loại khác nhau, người ta có thể chia vận động của vật chất thành các hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, cho tới nay cách phân loại phỏ biến nhất trong khoa học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản như sau:
    1. Vận động cơ học
    2. Vận động vật lý
    3. Vận động hoá học
    4. Vận động sinh học
    5. Vận động xã hội
    Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện được các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và có phương pháp để tổ chức hành động. Cho nên vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.
    Mọi sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh dù phong phú đến đâu đều được chia thành hai lĩnh vực là tự nhiên và tinh thần tồn tại hay vật chất và ý thức. Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự nhiên và ý thức là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề khác. Triết học với nhiệm vụ là môn khoa học về thế giới quan và phương pháp luận phải đề cập đến vấn đề đó vật chất là tính thứ nhất ra đời trước sinh ra ý thức và quyết định ý thức. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối tcá động trở lại thế giới vật chất. Trên quan điểm đó trong hoạt động thực tế chúng ta phải tôn trọng khách quan và và các qui luật vận động của nó. Đồng thời phải biết phát huy tính chủ động tích cực của ý thức nhưng phải dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mác chỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng, duy vật kinh tế mới phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của các yếu tố tinh thần, ý thức mà thôi.
    Với sự phân loại vận động của vật chất thành các hình thức xác định như trên, những hình thức này quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...