Luận Văn Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    A.LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2.Mục đích nghiên cứu đề tài: 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
    I.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2
    II.KHÁI QUÁT VỀ EU 2
    1.Lịch sử hình thành: 2
    2.Vị thế của EU trong thương mại Quốc tế: 3
    III.NỀN TẢNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 4
    1.Đặc điểm thương mại Việt Nam – EU 4
    2. Chiến lược của liên minh châu Âu EU đối với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng 6
    PHẦN II:THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 7
    I TIỀM NĂNG QUAN HỆ 7
    1.Việt Nam 7
    2.Liên minh Châu Âu- EU 8
    3.Tiềm năng mối quan hệ hợp tác Việt Nam – EU 9
    II QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – EU 10
    1.Thương mại 10
    2.đầu tư trực tiếp 23
    III.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 29
    IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ 32
    PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM -EU 34
    I.ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 34
    II. GIẢI PHÁP 35
    1.Phía EU: 35
    2.Phía Việt Nam: 36
    3.Các giải pháp cụ thể: 36
    B. KẾT LUẬN 38
    Tài liệu tham khảo 39



    A.LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam cũng coi đây là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó.
    Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế mở cửa hội nhập, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt hợp tác với các nền kinh tế lớn, mạnh như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,
    Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do dó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. quan hệ với EU chính thức từ năm 1990, năm 1995 Việt Nam đã trở thành một đối tác bình đẳng với EU khi bản “Hiệp định khung Việt Nam - EU” được thông qua. Đặc biệt, Ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam - EU vừa được ký tắt. Qua đó khẳng định rằng từ cả hai phía, Việt Nam và EU đều đánh giá cao mối quan hệ kinh tế này.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối liên hệ kinh tế Việt Nam – EU có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về thông tin và nền tảng cho hợp tác kinh tế giữa nước ta với Khối Liên minh EU. Chúng em chọn đề tài: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” với mong muốn đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế này.
    2.Mục đích nghiên cứu đề tài:
    Bài viết chủ yếu đề cập đến những mảng nổi trội trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU, cũng như các nước tiêu biểu có quan hệ giao thương với Việt Nam.
    Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu tầm được, bài luận có mục đích chỉ ra cái nhìn khái quát và tương đối đầy đủ về mối quan hệ kinh tế giữa ViệT Nam và EU, những thành tựu đạt được cùng với những khó khăn, trở ngại mà nước ta và Khối EU gặp phải. Qua đó đề xuất một vài hướng giải quyết cho những khó khăn, trở ngại đó. Bài tiểu luận cũng góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết về thị trường EU.
    Trong quá trình làm tài liệu, do hạn chế về kiến thức cùng với khả năng nhận định và đánh giá chưa thật sâu sắc nên chúng em sẽ rất khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự chấp thuận của quý độc giả!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...