Tiểu Luận Phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web vinabook.com

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài 4: Phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web vinabook.com

    I ĐẶT VẤN ĐỂ
    I.1 Tính cấp thiết của để tài:

    Sự phát triển như vũ bão của KHCN và internet đã làm thay đổi cuộc sống một cách rõ rệt. Con người sống trong môi trường tiện nghi với các thiết bị hiện đại và các mối quan hệ của họ không còn bó hẹp trong 1 địa phương, đất nước mà vươn ra toàn thế giới. Chính điều đó đã làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các DN, chuyền từ kinh doanh TM truyền thống sang TM điện tử.
    Bắt kịp với xu hướng đó mô hình kinh doanh thương mại điện tử cũng đã được áp dụng vào VN trong những năm gần đây. Với sự tiện lợi trong trao đổi giữa người mua và người bán, TMĐT đang trở thành sự lựa chọn của nhiều cư dân mạng, những người bận rộn . nhưng do sự yếu kém về CSHT đã làm cho mô hình kinh doanh này gặp phải một số hạn chế.
    Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh mới mẻ này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web vinabook.com

    I.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    I.2.1/ Mục đích: Phân tích và đưa ra giải pháp đối với mô hình kinh doanh sách của vinabook.
    I.2.2/ Nhiệm vụ:
    - Phân tích mô hình B2C.
    - Phân tích “4P”.
    - Phân tích ma trận SWOT.
    - Phân tích khả năng quản lý, quan hệ khách hàng.
    - Đưa ra các giải pháp cho công ty.
    I.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu: Trang web vinabook.com.
    I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu:
    - Một số trang web mua bán sách trên mạng.
    - Từ năm 2004 cho tới nay.
    I.4 Phương pháp nghiên cứu
    - Duy vật biện chứng.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê.

    II Cơ sở lý luận

    II.1/ Thương mại điện tử
    II.1.1/ Khái niệm:
    Thương mại điện tử có tên tiếng anh là Electronic Commerce hay Ecommerce: là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng. Đây là hình thức giao dịch giữa người bán và người mua (Business to customer hay viết tắt là B2C).
    II.1.2/ Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử:
    Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (phương tiện điện tử) ba* gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau, . và mạng Internet.
    Gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa* dạng hơn, các thiết bị điện tử di động dần dần cũng chiếm vị trí quan trọng, hình thức này được biết đến với tên gọi thương mại điện tử di động (m- commerce).
    II.1.3/ Bản chất của thương mại điện tử
    TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ* chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
    * TMĐT được xây dựng trên cơ sở hạ tầng vững chắc bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực.
    * TMĐT là sự kết hợp tinh tế giữa thương mại và công nghệ thông tin.
    TMĐT phát triển sẽ hình thành mô hình kinh doanh thương mại điện tử* trên nền các doanh nghiệp truyền thống hoặc các mô hình kinh doanh điện tử mới.
    TMĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động thương mại đó* là doanh số, lợi nhuận, thị phần, vị thế doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, tổ chức và xã hội.
    II.1.4/ Phân loại thương mại điện tử
    * Người tiêu dùng
    + C2C (consumer to consumer) người tiêu dùng với người tiêu dùng.
    + C2B (consumer to business) người tiêu dùng với doanh nghiệp.
    + C2G (consumer t government) người tiêu dùng với chính phủ.
    * Doanh nghiệp
    + B2C (business to consumer) doanh nghiệp với người tiêu dùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...