Tiểu Luận Phân tích ma trận SWOT trong công ty Bibica

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH SWOT TRONG kinh doanh
    2.1:- Các bước phân tích Swot
    Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành động sau:
    1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?)
    2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?)
    3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?)
    4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?)
    5. tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?)
    6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?)
    6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT. Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey.
    Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT, các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động.
    Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai.
    Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau:
    - Điểm mạnh (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy)
    -Cơ hội (Đánh giá một cách lạc quan)
    -Điểm yếu (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu)
    -Nguy cơ (Các trở ngại)
    Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...