Tài liệu Phân tích ma trận SWOT cho công ty cao su Đồng Nai

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đang từng bước nâng cao vị thế của mình trên thương trường thế giới. Các doanh nghiệp nói chung và ngành cao su nói riêng đang đứng trước những cơ hội thật to lớn nhưng đồng thời cũng đang đối mặt với các nguy cơ không nhỏ.Vì nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với sự mở cửa hội nhập của Việt Nam ra ngoài thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khóc liệt để chiếm lĩnh thị trường. Chính vì thế mà nhóm chúng em chọn đề tài “ Phân tích ma trận SWOT cho công ty cao su Đồng Nai” qua đó có thể xác định được cơ hội, thách thức từ đó có thể xây dựng chiến lược marketing – mix phù hợp với xu hướng kinh doanh cho Công ty để có thể cạnh tranh thành công với những đối thủ cạnh tranh hoạt động cùng lĩnh vực.
    2. Mục tiêu nghiên cứu: phân tích : điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của cao su Đồng Nai từ đó có những chiến lược cạnh tranh cho cao su Đồng Nai .
    3. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích ma trận SWOT của cao su Đồng Nai trong vòng từ năm 2005-2010.
    4. Đối tượng nghiên cứu:
    Ma trận SWOT
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu tại chỗ: Đó là việc tìm thông tin trên mạng, qua các báo tạp chí chuyên ngành về cao su, những số liệu thống kê về ngành cao su Việt Nam.
    - Phương pháp so sánh, tổng hợp: Với những số liệu thu thập được, nhóm tiến hành tổng hợp số liệu theo yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó, nhóm đưa ra những nhận định của mình về giải pháp cho cao su Đồng Nai nói riêng và cao su Việt Nam nói chung trong thời gian qua.
    CHƯƠNG 1
    SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SWOT
    1.1 Nguồn gốc của mô hình SWOT
    Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra Mô hình phân tích SWOT nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.
    Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra Chuỗi lôgíc, hạt nhân của hệ thống như sau:
    Values (Giá trị);
    Appraise (Đánh giá);
    Motivation (Động cơ);
    Search (Tìm kiếm);
    Select (Lựa chọn);
    Programme (Lập chương trình);
    Act (Hành động);
    Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát &lặp lại các bước 1, 2 ,3).
    Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều tốt và xấu cho hiện tại và tương lai. Những điều tốt ở hiện tại là Những điều hài lòng (Satisfactory), và những điều tốt trong tương lai được gọi là Cơ hội (Opportunity); những điều xấu ở hiện tại là Sai lầm (Fault) và những điều xấu trong tương lai là Nguy cơ (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
    1.2 Nội dung phân tích SWOT
    Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước sau:
    Sản phẩm - Bán cái gì?;
    Quá trình - Bán bằng cách nào?;
    Khách hàng - Bán cho ai?;
    Phân phối - Tiếp cận khách hàng bằng cách nào?;
    Tài chính - Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?;
    Quản lý - Làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?.
    1.3 Ý nghĩa các thành phần
    1.3.1 Điểm mạnh
    Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
    Trình độ chuyên môn
    Các kỹ năng có liên quan, kinh n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...