Thạc Sĩ Phân tích lượng nhỏ các nguyên tố đất hiếm trong lớp mạ hợp kim Ni- Zn

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Ngày nay, vật liệu kim loại vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Do có hoạt tính cao nên chúng luôn bị môi trường tác động làm phá hủy dần từ ngoài vào trong. Theo ước tính thì ăn mòn kim loại hàng năm trên thế giới làm thiệt hại khoảng 5% nền kinh tế.
    Ở nước ta, môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ăn mòn kim loại, tỷ lệ vật liệu kim loại được sử dụng còn cao vì vậy thiệt hại do ăn mòn chắc chắn sẽ lớn hơn.
    Như chúng ta đã biết, sắt và hợp kim của nó là vật liệu rất quan trọng đối với các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế cũng như đời sống thường nhật. Trong đó thép cacbon được xem như vật liệu quan trọng và thông dụng nhất. Do có tính chất cơ lý, hóa ưu việt nên thép cacbon được dùng ở khắp nơi là vật liệu kim loại có sản lượng lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, vật liệu này kém bền, dễ bị ăn mòn trong các môi trường nên khi sử dụng phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn thích hợp.
    Trong trường hợp này chúng ta thường có hai cách bảo vệ sắt: Tạo ra hợp kim của sắt có đặc tính chống ăn mòn cao hoặc tạo ra lớp phủ, mạ bảo vệ ngăn cách sự tiếp xúc giữa vật liệu với môi trường, sự ngăn cách có thể là lớp sơn bề mặt hay dùng lớp phủ photphat hóa bề mặt và một kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến trên thế giới đó là phương pháp mạ hợp kim.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lớp mạ hợp kim nhằm tạo ra một lớp mạ bền vững nâng cao khả năng chống ăn mòn và các nghiên cứu này đều tập trung vào các chất phụ gia có trong thành phần lớp mạ. Một trong số các chất phụ gia được nghiên cứu là hợp chất của đất hiếm. Chúng có khả năng bảo vệ vật liệu, chống ăn mòn trong các môi trường khác nhau hoặc ở nhiệt độ cao (môi trường oxi hóa hay sunfit hóa hoặc các muối nóng chảy) hoặc ở nhiệt độ thấp (các dung dịch có chứa clorua hay nước biển). Ngoài ra người ta còn sử dụng các nguyên tố đất hiếm làm chất ức chế gỉ, không độc như các chất ức chế cromat nói chung.
    Như vậy việc nghiên cứu sử dụng các nguyên tố đất hiếm trong công nghiệp đã rất phong phú, ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghệ mạ điện. Việc xác định thành phần hóa học các lớp mạ, tìm ra các tỷ lệ phụ gia đất hiếm hợp lí để nâng cao chất lượng bề mặt cũng như khả năng chống ăn mòn của lớp mạ là một trong những đòi hỏi của quá trình nghiên cứu thực nghiệm chế tạo lớp mạ, phục vụ sản xuất trong tương lai. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài : “Phân tích lượng nhỏ các nguyên tố đất hiếm trong lớp mạ hợp kim Ni – Zncho cuốn luận văn này. Với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    1. Tìm các điều kiện tối ưu để xác định thành phần nguyên tố đất hiếm (Ce[SUP]3+[/SUP]) có trong lớp mạ hợp kim Ni- Zn bằng phương pháp UV-VIS.
    2. Ngoài việc xác định nguyên tố Ce[SUP]3+[/SUP] là chất phụ gia có trong lớp mạ, chúng tôi cũng xác định thêm cả Ni[SUP]2+ [/SUP](bằng phương pháp F-AAS) và Zn[SUP]2+[/SUP] (bằng phương pháp chuẩn độ complecxon) là những thành phần chính của lớp mạ.
    3. Trong luận văn chúng tôi cũng trình bày tóm tắt quá trình chế tạo lớp mạ và khả năng chống ăn mòn của lớp mạ khi có chất phụ gia Ce[SUP]3+[/SUP].

    Mục lục

    Nội dung
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
    1.1 Tình hình nghiên cứu lớp mạ hợp kim có nguyên tố đất hiếm bảo vệ bề mặt kim loại 3
    1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 3
    1.1.2 Nghiên cứu trong nước 5
    1.2 Giới thiệu về các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) 6
    1.2.1 Giới thiệu chung về các NTĐH 6
    1.2.2 Các hợp chất của đất hiếm 7
    1.3 Các phương pháp xác định NTĐH 11
    1.3.1 Các phương pháp hoá học 11
    1.3.2 Phương pháp vật lý 13
    1.3.3 Các phương pháp phân tích công cụ 13
    1.3.4 Các phương pháp phân tích định lượng 15
    1.4 Các phương pháp xác định hàm lượng Ni2+, Zn2+ 15
    1.4.1 Xác định hàm lượng Ni2+ bằng phương pháp F-AAS 15
    1.4.2 Xác định hàm lượng Zn2+ bằng phương pháp chuẩn độ 16
    1.5 Phương pháp đánh giá khả năng chống ăn mòn của lớp mạ 16
    1.5.1 Phương pháp kính hiển vi điện tử quét ( SEM) 16
    1.5.2 Phương pháp nhỏ giọt 16
    1.5.3. Phương pháp ngâm trong dung dịch muối ăn 17
    1.5.4 Phương pháp điện hóa 17
    CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu
    2.1.1 Đối tượng 19
    2.1.2 Nội dung 19
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
    3.1 Thiết bị và hóa chất 20
    3.1.1 Thiết bị 20
    3.1.2 Hóa chất 20
    3.2 Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của phức Ce3+-arsenazo III bằng phương pháp trắc quang UV-VIS 22
    3.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo 22
    3.3.1 Ảnh hưởng của pH môi trường đêm tới A
    3.3.2 Ảnh hưởng của thời gian tới độ bền của phức 23
    3.3.3 Ảnh hưởng của thuốc thử dư tới A 24
    3.3.4 Ảnh hưởng của các ion kim loại
    3.3.5 Loại trừ các yếu tố ảnh hưởng 29
    3.4 Xây dựng phương trình đường chuẩn xác định Ce3+ 31
    3.4.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn 31
    3.4.2 Kiểm tra sai số hệ thống của đường chuẩn 32
    3.4.3 Giới hạn phát hiện (LOD) 33
    3.4.4 Giới hạn định lượng (LOQ) 34
    3.5 Chế tạo lớp mạ làm mẫu nghiên cứu
    3.5.1 Xử lý bề mặt mẫu nghiên cứu 34
    3.5.2 Chế tạo lớp mạ 34
    3.5.3 Đánh giá khả năng chống ăn mòn của vật liêu sau mạ
    3.6 Xác định các nguyên tố có trong thành phần lớp mạ 42
    3.6.1 Xử lý mẫu 42
    3.6.2 Xác định hàm lượng Ce3+ trong lớp mạ bằng phương pháp trắc quang 42
    3.6.3 Xác định Ni2+ trong lớp mạ bằng phương pháp F-AAS 45
    3.6.4 Xác định Zn2+ trong lớp mạ bằng phương pháp chuẩn độ complecxon 47
    KẾT LUẬN
    49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...