Tài liệu Phân tích luận điểm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG
    1. Lý luận
    1.1 Thời điểm câu nói
    - ngày 1/6/1946 trong thư gửi đồng bào Nam Bộ của Hồ Chí Minh
    - ngày 25/1/1963 trong lời chúc mừng năm mới của Hồ Chí Minh
    1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
    1.2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin
    Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế.
    - Phương thức tập hợp lực lượng của Mác: kêu gọi đoàn kết giai cấp vô sản toàn thế giới và thực hiện liên minh công nông
    - Phương thức tập hợp lực lượng của Lênin: mở rộng ra trên quy mô toàn thế giới => vô sản tất cả các nước và dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại
    - Hồ Chí Minh: “chiến lược đại đoàn kết”. Phương thức tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh: thực hiện xây dựng khối Liên minh giai cấp, thành lập Mặt trận, đoàn kết quốc tế, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
    1.2.2 Truyền thống dân tộc
    Yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết trở thành truyền thống bền vững của người Việt Nam => là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
    2. Liên hệ
    Trung Quốc
    Hoàn cảnh lịch sử: Đầu thế kỷ XX, triều đình Mãn Thanh suy yếu, Trung Quốc rơi vào tay của thực dân và đế quốc => Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa Tam Dân làm tôn chỉ cho cách mạng Tân Hợi, thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, công nhân, nông dân là lực lượng chủ yếu làm nghĩa quân => thành công của cách mạng Tân Hợi => bài học cho Việt Nam : đoàn kết các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo . nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng
    3. Thực tiễn
    3.1 Thất bại các phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc
    Chính sách chia để trị của thực dân Pháp
    3.3 Đặc điểm dân tộc Việt Nam
    3.2 Thế giới
    Những năm 46 thế kỷ XX, CNXH trở thành hệ thống
    4. Nội dung
    4.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược đảm bảo thành công của cách mạng
    4.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
    4.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
    4.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

    5. Giá trị luận điểm
    5.1 Giá trị lý luận
    - Đại đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công.
    - Đại đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau.
    - Đại đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.
    5.2 Giá trị thực tiễn
    Thể hiện trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể:
    - Tại thời điểm năm 1946: Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam - Bắc
    Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ(1954): Đảng tập hợp rộng rãi các thành phần xã hội, các lực lượng cách mạng, các giới quốc dân đồng bào=> chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tộc, Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam
    - Tại thời điểm năm 1963: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
    Sức mạnh đó được minh chứng bởi chiến dịch mùa xuân (1975) đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh: tập hợp tối đa các lực lượng kể cả học sinh, sinh viên . => chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp vào Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...