Luận Văn Phân tích luận điểm của Mác Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch s

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích luận điểm của Mác “Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế -Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên”


    Hiện nay, có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội (KT - XH) là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào.
    Ngay chính tôi, trước khi chưa làm bài tiểu luận về hình thái KT - XH này tôi cũng chỉ biết rằng mình đang sống trong chế độ XHCN nhưng cũng chưa hiểu rõ rằng hình thái KT - XH chính xác là cái gì, bản chất của nó ra sao. Và khi được học môn Triết về phần hình thái KT - XH tôi mới thấy hết được ý nghĩa của nó, nó không đơn thuần chỉ là một khái niệm, cũng không là một cái gì cụ thể mà nó như là một cái gì đó vận động. Quả thực, khi nghiên cứu về vấn đề này khi tôi thiểu được ra thế nào là hình thái KT - XH, thế nào là sự phát triển hình thái KT - XH thì tôi thấy như tầm hiểu biết của tôi rộng hơn rất nhiều.


    V - KẾT LUẬN

    Nghiên cứu học thuyết về hình thái KT - XH giúp ta cơ sở để phân biệt được sự khác nhau giữa thời kỳ lịch sử này với thời kỳ lịch sử khác, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội trong khuôn khổ những hình thái KT - XH nhất định.
    Khái niệm hình thái KT - XH cho phép xem xét xã hội loài người trong mỗi thời kỳ phát triển của nó như là một “cơ thể xã hội” thống nhất bao gồm tất cả mọi hiện tượng xã hội trong một thể thống nhất hữu cơ và sự tác động qua lại giữa chúng trên cơ sở của một phương thức sản xuất, khắc phục được quan điểm duy tâm, siêu hình trong nghiên cứu đời sống kinh tế xã hội.
    Hình thái KT - XH là cơ sở lý luận để chúng ta nghiên cứu mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nhận thức và vận dụng đúng nguyên tắc này giúp ta tăng cường hệ thống chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, củng cố và hoàn thiện những kiểu mới thích ứng với sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế theo định hướng đi lên CNXH, tạo điều kiện giải phóng sức lao động, đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với sự tăng cường dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Lý thuyết về hình thái KT - XH không phải là điều kết thúc về phát triển nhận thức xã hội, nhưng cho đến nay, nó đã và đang đem đến cho ta một hệ phương pháp luận rất cơ bản để nhận thức và đấu tranh xây dựng một xã hội mới.
    Tóm lại, bản chất của phát triển là sự vận động theo hướng đi lên của bản thân sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, con người và xã hội. Và hình thái KT - XH cũng không nằm ngoài quy luật đó, “Sự phát triển của hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên”. Nó không do một ý thức chủ quan nào mà nó vận động một cách tự nhiên khách quan.
     
Đang tải...