Tiểu Luận Phân tích lợi thế cạnh tranh của gỗ và các sản phẩm gỗ việt nam so với trung quốc xuất khẩu sang thị

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm hay, có hình ảnh và biểu đồ
    Định dạng file word và slide thuyết trình

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1
    1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam 1
    1.2 Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam 3
    1.3 Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam 4
    2. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 6
    2.1. Quy mô thị trường gỗ tại Hoa Kì 6
    2.2.Những luật định của thị trường Hoa Kì 6
    2.2.1. Vấn đề chung về hải quan 6
    2.2.2. Vấn đề chung về Thuế và thuế nhập khẩu 7
    2.2.3. Vấn đề chung về Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Mỹ và quy tắc dán nhãn 8
    2.3.Thị hiếu tiêu dùng hàng gỗ của Hoa Kì 9
    2.4.Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 11
    3. Phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ Việt Nam so với gỗ Trung Quốc tại thị trường Mỹ 13
    3.1.Yếu tố thâm dụng 13
    3.1.1 Yếu tố cơ bản 13
    3.1.2 Yếu tố tăng cường 16
    3.2 Yếu tố nhu cầu 20
    3.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan 27
    3.3.1 Mô tả các ngành công nghiệp hỗ trợ 27
    3.3.2 Một số tiến bộ của ngành công nghiệp hỗ trợ của hai nước 27
    3.4 Năng lực cạnh tranh của chiến lược quốc gia 30
    3.4.1 Chiến lược xuất khẩu quốc gia của ngành gỗ Việt Nam 30
    3.4.2 Các công ty điển hình có khả năng đại diện thị trường 31
    3.4.2.1 Công ty đại diện cho Việt Nam 31
    3.4.2.2 Công ty đại diện cho Trung Quốc 37
    3.5 Các yếu tố từ môi trường bên ngoài 40
    3.5.1 Sự tác động của các cơ hội – nguy cơ 40
    3.5.2 Sự tác động của chính phủ 43
    PHỤ LỤC 45

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỉ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn có những bước phát triển rõ rệt, đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành gỗ còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các quốc gia khác. Trong đó cóTrung Quốc, một quốc gia lớn và mạnh trong ngành hàng này.
    Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ hàng đầu thế giới. Năm 2010, giá trị nhập khẩu đạt trên 80 tỷ USD. Với đặc trưng là quy mô lớn, nhu cầu cao và những đòi hỏi khắt khe của thị trường này, liệu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế hay không?
    Nhóm nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, những đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ. Qua đó, áp dụng mô hình kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ.
    Với lượng thông tin, phân tích, đánh giá còn hạn chế. Bên cạnh đó là áp lực về thời gian cũng như những khó khăn về mặt ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm hi vọng nhân được sự nhận xét và đóng góp từ cô để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

    1.Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam
    1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam
    Không riêng gì với các ngành khác, ngành gỗ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoang kinh tế cuối năm 2007 đầu 2008. Trước khủng hoảng này, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ có dấu hiệu sụt giảm tương đối, từ 4,95% cuối năm 2007 giảm còn 4,51% cuôi năm 2008. Tuy nhiên, trong thời kì nội và hậu khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu vẫn có bước phát triển rõ rệt sau từng năm. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của ngành gỗ so với tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008 đến 2010 trong khoảng 4,5 – 5% và có xu hướng tăng dần qua các năm, bất chấp sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu toàn quốc trong năm 2010. Sự tăng trưởng về tỉ trọng xuất khẩu của gỗ và các mặt hàng từ gỗ phần nào thể hiện rằng ngành gỗ và đồ gỗ đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
    Theo chiến lược Quốc gia 2006 – 2015, ngành gỗ và đồ gỗ sẽ là 1 trong 10 ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn này. Chiến lược của ngành cũng đưa ra mục tiêu phát triển: năm 2015, giá trị xuất khẩu sẽ đạt 5,4 tỉ USD và năm 2020 là 7 tỉ USD.
    Năm 2010, với kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD đã đưa ngành gỗ bước lên vị trí thứ 6 trong top 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    So với các quốc gia xuất khẩu gỗ khá lớn trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, thì giá trị xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ của Việt Nam chỉ mới đạt vị trí thứ 4 trong khu vực (theo báo cáo năm 2010 của ASEAN Furniture Industries Council)


    Phụ lục – Các thông tin tham khảo
    1. Chuyên trang thông tin nông nghiệp: http://agro.gov.vn/
    2. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: http://www.vietnamforestry.org.vn/
    3. Chuyên trang hồ sơ thị trường – hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam: http://www.ecvn.com/
    4. Global Wood: http://www.globalwood.org/news/news.asp
    5. Cục xúc tiến thương mại Việt Nam: http://www.vietrade.gov.vn/
    6. International Trade Administration: http://trade.gov/
    7. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam: http://www.vinafor.com.vn/
    8. Tổ chức Nông Lương thế giới: http://www.fao.org/
    9. U.S Department of Agriculture: http://www.usda.gov/wps/portal/usda/usdahome
    10. Dataweb of U.S International Trade Commission: http://dataweb.usitc.gov/
    11. Báo cáo “The International Forestry Review”:
    http://www.forest-trends.org/documents/files/doc_146.pdf
    12. Tạp chí khoa học công nghệ Trung Quốc:
    http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTOTAL-HBYU200912010.htm
    13. Li, Y., 1997, Forestry Strategy Facing the Twenty First Century, China Forestry Publishing House, Beijing.
    14. Lin, F., 1999, Product, Consumption and Trade and its Development Trends of Timber and Main Forest Products in China in 2010, Unpublished report to the State Forest Administration of China, Beijing.
    15. Chuyên trang kinh tế Việt Nam:http://vneconomy.vn/
    16. ANALYSIS OF CHINA'S PRIMARY WOOD PRODUCTS MARKET- SAWNWOOD AND PLYWOOD(MINLI WAN -3/2009) https://helda.helsinki.fi/bitstream .ood Products Market(Minli Wan).pdf?sequence=1
    17. Wood industry in china: trends and perspestives (Jeff Cao - 2008) - http://www.slideshare.net/jefferycaocao/CaoChinaWoodIndustryABIMCI2011final
    18. Analysis of China's primary wood product market - sandwood and plywood(Russel E.Taylor - 2005)
    19. Tin tức từ Trung Quốc: http://www.china.org.cn/
    20. Và một số tài liệu liên quan khác (đính kèm trong file thông tin tham khảo)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...