Luận Văn Phân tích lỗi sai của học sinh việt nam trong quá trình sử dụng câu chữ 了 trong tiếng hán hiện đại

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu . 2
    6. Bố cục nội dung . 3
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 4
    1.1 Giới thiệu trợ từ “了” và câu chữ “了” 4
    1.1.1 Trợ từ “了” . 4
    1.1.2 Câu chữ “了” 5
    1.2. Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai . 6
    1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai . 6
    1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai 8
    1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” 11
    Tiểu kết 14
    CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ . 15
    CÂU CHỮ “” 15
    2.1 Kết quả điều tra 15
    2.1.1 Điều tra diện rộng 15
    2.1.2 Điều tra cá thể 16
    2.2 Phân loại lỗi sai . 18
    2.2.1 Các loại hình lỗi sai . 18
    2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“了” 20
    2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“了”trong các cấu trúc câu 27
    2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“了” trong các cấu trúc câu . 32
    Tiểu kết 35


    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỖI SAI TỪNG MẪU CÂU CHỮ “




    MỘT VÀI KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC DẠY HỌC CÂU CHỮ “” 37
    3.1 Phân tích lỗi sai từng mẫu câu chữ “了” 37
    3.1.1 S1“V+了+O” 37
    3.1.2 S2“V+了+O+分句” 39
    3.1.3 Câu liên động S3 . 41
    3.1.4 S4“V+了+趋向” . 42
    3.1.5 S5“V+了+V” 43
    3.1.6 S6“V+了+动量” . 43
    3.1.7 S7“V+了+数量” . 44
    3.1.8 S8 “V+了+时量” 45
    3.1.9 Câu tồn hiện S9 . 47
    3.1.10 S10“过+了+时量+分句” . 47
    3.1.11 S11“V+了” . 47
    3.1.12 S12 “V+O+了” 49
    3.1.13 S13“V(+O)+了+分句” . 51
    3.1.14 S14“V+了+O/时量+了” 51
    3.1.15 S15“V(+O)+时量+了” 53
    3.1.16 S16“V+O+V+了+时量(+了)” 53
    3.1.17 S17“时量+没+V+了” 54
    3.1.18 S18“不+V+了” 54
    3.1.19 S19 “没有+了” 56
    3.1.20 S20 “别+V+了” . 57
    3.1.21 S21 “数量+了” 57
    3.1.22 S22 “快要/要/就要+V+了” . 57
    3.1.23 S23“太+Adj+了”和 S24“Adj+极了” 58
    3.1.24 S25 câu có ngữ khí khẳng định . 58
    3.1.25 S26 câu có ngữ khí thông báo 59
    3.1.26 S27 câu có ngữ khí đề nghị 59
    3.2 Một vài kiến nghị trong việc dạy - học câu chữ “了” 59
    Tiểu kết 61
    KẾT LUẬN . 63
    Tài liệu tham khảo . 65
    Các bài viết liên quan đến đề tài 67


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã trải qua bốn
    giai đoạn, đó là so sánh đối chiếu; phân tích lỗi sai; phân tích việc vận dụng ngôn ngữ và
    phân tích diễn ngôn. So sánh đối chiếu là giai đoạn mở đầu cho cả quá trình nghiên cứu,
    trên thực tế nó không thuộc phạm vi của việc nghiên cứu vấn đề tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai.
    Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trình
    học tập của người học, mà chủ yếu nhằm vào sự tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ mẹ
    đẻ của người học với ngôn ngữ đích, từ đó dự đoán những khó khăn mà người học có thể sẽ
    gặp phải, hi vọng giúp người học tránh hoặc giảm thiểu được những lỗi sai trong quá trình
    học. Tuy nhiên, cùng với việc đi sâu nghiên cứu, người ta nhận ra rằng những dự đoán của
    so sánh đối chiếu đôi khi rất có hạn và không chính xác. Đôi khi dự đoán người học sẽ phát
    sinh lỗi ở một phương diện hay nội dung ngôn ngữ nào đó, nhưng thực tế người học lại
    không hề mắc lỗi như dự đoán. Ngược lại, có những nội dung mà so sánh đối chiếu dự
    đoán sẽ không xuất hiện lỗi sai thì người học lại bị mắc lỗi sai. Chính vì thế, những nhà
    nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ nhận ra rằng, điều đầu tiên là phải chú ý đến lỗi sai
    của người học, vì lỗi sai phản ánh quá trình thử nghiệm ngôn ngữ thứ hai của người học, từ
    đó người ta có thể phát hiện ra quy luật diễn biến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của
    người học. Xuất phát từ thực tế này, lý luận ngôn ngữ quá độ (interlanguage) đã xuất hiện.
    Hiện nay, lý luận ngôn ngữ quá độ là cơ sở lý luận để giải thích và phân tích lỗi sai
    của người học trong quá trình dạy ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ quá độ là một hệ thống
    ngôn ngữ được tạo thành do người học suy luận và quy nạp các quy tắc của ngôn ngữ đích
    trong quá trình học tập. Hệ thống ngôn ngữ này có những biểu hiện khác với hệ thống ngôn
    ngữ mẹ đẻ và hệ thống ngôn ngữ đích ở cả các bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Có
    một điều đáng chú ý là hệ thống ngôn ngữ quá độ không phải là bất biến, cùng với thời
    gian và trình độ tăng lên của người học, nó sẽ chuyển dịch tiến dần về với hệ thống ngôn
    ngữ đích.
    Có thể thấy, việc tìm ra và phân tích lỗi sai của người học là một mắt xích vô cùng
    quan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ.
    Chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một hư từ có tần suất sử dụng cao, có cách
    dùng khá phức tạp, và là điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người học
    Việt Nam nói riêng.
    Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề lỗi sai của
    học sinh Việt Nam và xác định tên đề tài nghiên cứu là “Phân tích lỗi sai của học sinh Việt
    Nam trong quá trình sử dụng câu chữ ‘了’ trong tiếng Hán hiện đại” .


    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề tài mong muốn thông qua việc thu thập và phân tích lỗi sai của học sinh Việt
    Nam trong quá trình sử dụng câu chữ “了” để tìm hiểu về mức độ phát sinh lỗi sai và các
    loại hình lỗi sai của học sinh khi sử dụng hư từ này, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây
    ra lỗi sai. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỉ lệ lỗi sai của học sinh.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung khảo sát 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại. Trên cơ

    sở thu thập gần 2000 câu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了” trong tiếng
    Hán hiện đại, đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình câu sai của học sinh thể hiện trong
    28 cấu trúc câu cơ bản của chữ “了”.


    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Thu thập ngữ liệu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了”.
    - Phân loại câu sai, tiến hành phân tích, miêu tả lỗi sai.
    - Chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi sai.
    - Đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giảm thiểu lỗi sai câu chữ “了” của học
    sinh

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu như thống kê, điều tra khảo sát, phân tích, miêu tả. Trong đó phần điều tra khảo
    sát dùng cả phương pháp điều tra tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) và
    phương pháp điều tra theo thời gian (longitudinal).
    6. Bố cục đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia
    làm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan
    Chương 2: Khảo sát và phân loại lỗi sai về câu chữ “了”



    Chương 3: Phân tích lỗi sai của từng mẫu câu chữ “了”

    việc dạy học câu chữ “了” và một vài kiến nghị trong

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN

    1.1 Giới thiệu trợ từ “” và câu chữ “

    1.1.1 Trợ từ “

    Từ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một trợ từ được sử dụng với tần số rất cao. Căn

    cứ vào ý nghĩa ngữ pháp và vị trí của từ “了” ở trong câu, các nhà ngữ pháp học tiếng Hán

    chia trợ từ “了” thành hai loại: trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Thông
    thường, “了 1” đứng ngay sau động từ, nếu có tân ngữ thì “了 1” đứng trước tân ngữ. Trợ
    từ động thái “了 1” thường biểu thị một hành động đã xảy ra, đã kết thúc hoặc đôi khi là đã
    hoàn thành. Còn trợ từ ngữ khí “了 2” thì luôn đứng ở cuối câu biểu thị một sự thay đổi nào
    đó, một hành động đã hoàn thành hoặc đơn thuần chỉ là để hoàn chỉnh câu. Tuy có sự khác
    biệt rõ rệt về vị trí trong câu nhưng hai trợ từ này lại có sự đan xen về mặt ý nghĩa ngữ
    pháp, đặc biệt là khi sau động từ không có tân ngữ. Có thể nói, “sự đan xen về ý nghĩa ngữ
    pháp của hai trợ từ này phụ thuộc vào vị từ mà nó kết hợp và phụ thuộc vào cả ngữ cảnh
    giao tiếp cụ thể.” [1]
    Chúng ta cùng xem những ví dụ sau:
    (1)他跟妻子结婚不久妻子就抛弃了他。(刘月华《实用汉语语法,

    p364》)

    (2)我买了一本书。

    (3)小王走了。

    (4)我付了钱了。
    Ví dụ (1) biểu thị một sự việc đã xảy ra, đã hoàn thành trong quá khứ nên bắt buộc
    phải dùng “了 1” , nếu lược bỏ “了 1” câu sẽ không hoàn chỉnh.
    Ví dụ (2) cũng biểu thị một hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, tân ngữ trong câu là
    một danh từ thường nên cần có cụm số lượng từ làm định ngữ. Ý nghĩa hoàn thành của câu
    do trợ từ “了 1” tạo nên, nếu lược bỏ “了 1” câu có thể có ý nghĩa là hành động sẽ xảy ra
    trong tương lai gần, biểu thị một kế hoạch, dự định nào đó của người nói.


    Tài liệu tham khảo
    Tiếng Hán
    1. 房玉清(1980),《从外国学生的病句看现代汉语的动态范畴》,《语言教学与研

    究》, (3)。
    2. 房玉清(2001),《实用汉语语法》,北京大学出版社。

    3. 傅雨贤(1999),《现代汉语语法学》,广东高等教育出版社。

    4. 龚千炎(1994),《现代汉语的时间系统》,《世界汉语教学》,(1)。
    5. 韩在均 (2003), 《韩国学生学习汉语“了”的常见偏误分析》《 汉语学习》

    (4)。
    6. 何黎金英 (2006),《越南学生汉语“了”的习得研究》,中山大学,博士学位

    论文。

    7. 胡明扬(1995),《汉语和英语的完成态》,《语言教学与研究》,(1)。
    8. 黄冰(2004),《第二语言习得入门》,广东高等教育出版社。
    9. 黄伯荣,廖序东(2002),《现代汉语》上/下,高等教育出版社。

    10. 黄敏中,傅成劼(1997),《实用越南语语法》, 北京大学出版社。

    11. 李大忠(1996),《外国人学汉语语法偏误分析》,北京语言文化大学出版社。

    12. 陆俭明,马真(1985),《现代汉语虚词散论》, 北京大学出版社。

    13. 吕叔湘(2002),《现代汉语八百词》,商务印书馆。

    14. 吕文华(1992),《“了 2”语用功能初探》,《语法研究和探索(六)》,语文出
    版社。

    15. 吕文华(1999),《对外汉语教学语法探索》,语文出版社。

    16. 任学良(1981),《汉英比较语法》,中国社会科学出版社。

    17. 邵敬敏(2000),《汉语语法的立体研究》,商务印书馆。

    18. 沈开木(1987),《“了 2”的探索》,《语言教学与研究》, (2)。
    19. 孙德金(2002),《汉语语法教程》,北京语言文化大学出版社。
    20. 王建勤.汉语作为第二语言的习得研究.北京语言文化大学出版社,1997
    21. 余又兰. 英国汉语教学法与汉语虚词“了”的学习.对以英语为母语者的汉语教学研究
    22. 赵立江( 1997) ,《留学生 “了 ”的习得过程考察与分析》,《语言教学与研

    究》,(2) 。
    赵今铭(1997),《汉语研究与对外汉语教学》,语文出版社。

    赵世开、沈家煊 ( 1984) ,《汉语 “了 ”字跟英语相应的说法》,《语言研

    究》,(6)。

    赵玉兰(2002),《越汉翻译教程》,北京大学出版社。

    赵元任(2001),《汉语口语语法》,商务印书馆。

    周小兵( 1997) ,《动宾组合带时量词语的句式》 ,《语言教学与研究》,

    (4)。

    朱德熙(1980),《现代汉语语法研究》,商务印书馆。

    朱德熙(1982),《语法讲义》,商务印书馆。


    Tiếng Việt
    30. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    31. Cao Xuân Hạo (1985), Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt.Ngôn ngữ,(5).
    32. Do-Hurinville Danh Thành (2007), Tính đơn nghĩa của “đã” trong tiếng Việt so sánh
    với các thì trong tiếng Pháp. Ngôn ngữ,(1).
    33. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, NXB trung học chuyên nghiệp, Hà
    Nội.
    34. Đỗ Hữu Châu (2000), Đại cương ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    35. Hoàng Trọng Phiến-Nguyễn Anh Quế-Phạm Thị Thành (1976), Giáo trình lý thuyết
    tiếng Việt, Hà Nội.
    36. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
    37. Nguyễn Minh Thuyết (1995), Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt.Ngôn ngữ,

    ( 2).
    38. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-từ ghép-đoản ngữ, NXB Đại học
    và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    39. Nguyễn Văn Thành (2001) Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học, NXB Khoa học xã hội,
    Hà Nội)
    40. Trần Kim Phượng (2004), Những trường hợp không thể dùng phó từ “đã” trong tiếng
    Việt, Ngôn ngữ và đời sống,(5)
    41. Trần Kim Phượng (2004), Những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của phó từ “đã”
    trong tiếng Việt, Ngôn ngữ,(5)

    Tiếng Anh
    41. Ellis, R. 1985 Understanding Second Language Acquisition. Oxford University Press.

    Các bài viết liên quan đến đề tài

    1. Hà Lê Kim Anh(2006),《越南学生使用汉语“了”考察》, Kỷ yếu hội thảo
    quốc tế lần thứ nhất về nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán , NXB Đại học Quốc gia
    Hà Nội.
    2. Nguyễn Hoàng Anh, Hà Lê Kim Anh Nghiªn cøu trî tõ trong

    tiÕng H¸n hiÖn ®¹i (®èi chiÕu víi c¸c c¸ch biÓu ®¹t
    t-¬ng ®-¬ng trong tiÕng ViÖt), Đề tài cấp Đại học Quốc gia số
    QN 0505, 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...