Thạc Sĩ Phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện đăkre, tỉnh quảng ngãi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Mục tiêu của luận văn này là phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre. Dự
    án thủy điện Đăkre được xây dựng trên sông Trà Khúc, Tỉnh Quảng Ngãi sẽ cung
    cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia nguồn điện có công suất 60MW và điện lượng
    trung bình hàng năm là 222,2 triệu Kwh.
    Luận văn tiến hành phân tích tài chính theo phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm
    (NPV, IRR, B/C) có xét đến tác động của lạm phát và phân tích rủi ro; phân tích
    kinh tế bằng phương pháp hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế; phân tích
    xã hội bằng phương pháp phân tích ai được lợi ai chịu thiệt từ dự án.
    Kết quả phân tích tài chính của dự án theo quan điểm của tổng đầu tư có NPV =
    133,654 tỉ đồng, IRRthực = 6,95%, B/C = 1,10, theo quan điểm của chủ dự án NPV =
    130,960 tỉ đồng, IRRthực = 8,18%, B/C = 1,30. Từ kết quả cho thấy dự án hoàn toàn
    khả thi về mặt tài chính.
    Xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế, kết quả phân tích kinh tế của dự án là
    NPV = 735,160 tỉ đồng, IRRthực = 13,79%, B/C = 1,56 cho thấy dự án có tính khả
    thi về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế của đất nước.
    Về hiệu quả kinh tế xã hội, dự án đóng góp sản lượng điện là 222,2 triệu Kwh/năm.
    Dự án còn mang lại một số lợi ích cũng như thiệt hại của các bên liên quan đến dự
    án. Từ kết quả phân tích phân phối, cho thấy chính phủ được hưởng lợi từ dự án là
    127,772 tỉ đồng, đơn vị mua điện được hưởng 694,333 tỉ đồng, đơn vị xây dựng và
    vận hành dự án hưởng lợi một khoản là 41,353 tỉ đồng, nhưng đồng thời người dân
    trong vùng thiệt hại 15,643 tỉ đồng. Ngoài ra, dự án nhưng cũng góp phần điều tiết
    nguồn nước khi xảy ra thiên tai lũ lụt, đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế của địa
    phương nói riêng và nền kinh tế nói chung.
    Qua kết quả tính toán cho thấy NPV tài chính của chủ đầu tư lớn, chủ đầu tư được
    lợi một khoản lợi đáng kể là 130,960 tỉ đồng, trong khi đó người dân trong vùng dự


    iv
    án chịu thiệt 15,643 tỉ đồng. Vì vậy, kiến nghị các cơ quan, chính quyền yêu cầu
    chủ đầu tư khi được chấp thuận triển khai dự án cần bù đắp thêm một khoản chi phí
    cho người dân bằng 15,643 tỉ đồng, nhằm phân phối hiệu quả các lợi ích mà dự án
    đem lại cho các đối tượng liên quan.


    v
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CÁM ƠN ii
    TÓM TẮT . iii
    MỤC LỤC v
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ . ix
    CÁC PHỤ LỤC . x
    GIỚI THIỆU 1
    1.1 Đặt vấn đề . 1
    1.2 Vấn đề chính sách . 2
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.5 Phạm vi nghiên cứu . 3
    1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 4
    1.7 Bố cục luận văn 4
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Chu trình phát triển một dự án 5
    2.2 Các quan điểm phân tích dự án 5
    2.3 Các nội dung phân tích dự án . 6
    2.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính 8
    2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế xã hội 9
    MÔ TẢ DỰ ÁN . 11
    3.1 Giới thiệu dự án 11
    3.2 Nhiệm vụ của công trình . 11
    3.3 Sự cần thiết của đầu tư . 11
    3.4 Giới thiệu chủ đầu tư 12
    3.5 Thông số chính của dự án 12
    3.6 Cơ cấu nguồn vốn 15
    3.7 Sơ đồ cấu trúc dự án . 16


    vi
    PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 18
    4.1 Các cơ sở về số liệu phân tích dự án 18
    4.2 Lợi ích và chi phí trong thời kỳ phân tích dự án 20
    4.3 Ngân lưu và các kết quả 22
    PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 26
    5.1 Phân tích kinh tế 26
    5.2 Nội dung phân tích kinh tế 26
    5.3 Xác định các hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế 27
    5.4 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực . 30
    5.5 Ngân lưu và các kết quả . 31
    5.6 Phân tích xã hội 32
    PHÂN TÍCH RỦI RO . 36
    6.1 Phân tích độ nhạy 36
    6.2 Xác định biến rủi ro 36
    6.3 Kết quả phân tích độ nhạy . 38
    6.4 Phân tích tình huống . 43
    6.5 Phân tích mô phỏng Monte Carlo 44
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH . 47
    7.1 Kết luận 47
    7.2 Khuyến nghị chính sách . 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1
    Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu sử
    dụng năng lượng ngày càng tăng, dự đoán nhu cầu dùng điện của nước ta tăng
    khoảng 17%/năm. Nhu cầu phụ tải điện toàn quốc dự báo năm 2010 khoảng 88,5 -
    93 tỉ Kwh/năm. Tuy nhiên với sản lượng điện sản xuất hiện có không đáp ứng được
    nhu cầu điện năng tiêu thụ, hệ thống điện vận hành trong tình trạng không có dự
    phòng. Trong năm 2008, lượng điện trong nước thiếu hụt khoảng 8,6 tỉ Kwh buộc
    nước ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Theo dự báo của quy hoạch phát triển
    ngành điện giai đoạn 2006 - 2015, có xét triển vọng đến năm 2025, tổng vốn đầu tư
    cho toàn ngành trong giai đoạn 2006 - 2015 là khoảng 79,9 tỉ USD, tương đương
    1.262.980 tỷ đồng, đầu tư cho nguồn điện khoảng 52 tỉ USD, trong đó thuỷ điện
    40%, nhiệt điện khí trên 44%, nhiệt điện than 15%, bình quân mỗi năm, vốn đầu tư
    cho ngành điện là 4 tỉ USD. Và chính phủ cũng đã xác định “ Ưu tiên phát triển
    thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống
    hạn .). Khuyến khích đầu tư các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận
    dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng
    hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến
    năm 2020 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.”01
    Để tăng cường tính độc lập về an ninh năng lượng, chính phủ đã xác định trong thời
    gian đến cần đầu tư, xây dựng, đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện nhằm cung
    cấp điện năng cho nền kinh tế, vốn đang mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu
    điện năng.
    1 Nguồn: Quyết định số 176/2004/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 05/10/2004 [4]


    2
    Với hệ thống sông ngòi có tiềm năng về thủy điện của nước ta, việc đầu tư vào các
    dự án thủy điện sẽ đáp ứng một phần nhu cầu điện trong tương lai. Không những
    vậy, các dự án thủy điện thường được đầu tư ở các vùng kém phát triển, nên với
    việc dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
    nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của địa
    phương và của khu vực.
    Nhằm khai thác tiềm năng thủy điện của sông Trà Khúc, Công ty cổ phần đầu tư
    xây dựng Thiên Tân phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 tiến
    hành nghiên cứu dự án thủy điện Đăkre. Dự án thủy điện Đăkre được hình thành
    nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu vực nói riêng và nền kinh tế nói chung.
    Dự án này nằm trong hệ thống quy hoạch phát triển điện năng trên hệ thống sông
    Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi12, khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện trung
    bình hàng năm khoảng 222,2 triệu Kwh.
    1.2
    Nhu cầu dùng điện trong đời sống của người dân cũng như trong các ngành công
    nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng cao. Tuy nhiên lượng điện sản xuất không
    đáp ứng kịp, nhất là vào mùa khô, khi đó nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản
    xuất rất lớn.
    Việc đầu tư vào ngành điện đang là gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia, vì
    vậy chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện,
    nhằm đáp ứng nhu cầu điện quốc gia, thay thế dần nhập khẩu điện, tăng cường tính
    độc lập về an ninh năng lượng.
    Trong thời gian qua tình trạng thiên tai như lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến môi trường,
    xã hội, tác động đến đời sống của người dân trong các vùng có thủy điện và nảy
    sinh các tranh luận xung quanh vấn đề đầu tư thủy điện, nhất là các thủy điện ở
    2 Nguồn: Quyết định số 3454/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp ban hành ngày 18/10/2005 [6]


    3
    miền Trung, với lập luận cho rằng các dự án thủy điện vừa và nhỏ đầu tư hàng loạt
    tại miền Trung chính là nguyên nhân tạo ra những tác động tiêu cực trên, các hồ
    chứa nước không thể điều tiết lũ, không những vậy, các dự án thủy điện càng làm
    cho các cơn lũ ngày càng trở nên tàn khốc hơn bởi khi đầu tư các dự án thủy điện
    thường đi song song với nạn chặt phá rừng.
    Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu có chấp thuận cho đầu tư hay
    không đối với dự án thủy điện Đăkre. Ai được lợi, ai bị thiệt nếu dự án đi vào hoạt
    động? Nếu dự án được tính toán có lợi ích về mặt tài chính và kinh tế thì việc đầu tư
    của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân sẽ được xem xét chấp nhận.
    1.3
    Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xét trên quan
    điểm của nền kinh tế và tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của chủ đầu
    tư và tổng đầu tư.
    1.4
    Các cơ quan chính quyền có nên chấp thuận cho đầu tư hay không đối với dự án
    thủy điện Đăkre? Để trả lời câu hỏi này, đề tài sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi chi
    tiết: Dự án có khả thi về mặt tài chính hay không? Tính khả thi về mặt kinh tế của
    dự án? Những đối tượng nào sẽ được hưởng lợi và bị thiệt từ dự án?
    1.5
    Đề tài phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre được thực hiện ở mức độ
    nghiên cứu tiền khả thi. Đề tài phân tích đánh giá từ các số liệu kỹ thuật, đo lường,
    địa chất được Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 khảo sát, thu thập và xử lý.
    Về nội dung nghiên cứu, luận văn dựa trên các số liệu tổng mức đầu tư và các
    phương án kỹ thuật đã được Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 thiết lập để
    làm cơ sở thực hiện các nghiên cứu đã đề ra.


    4
    1.6
    Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số quan điểm phân tích dự án để
    cho các bên liên quan như chủ đầu tư, các đơn vị cho vay, các cơ quan ban ngành sử
    dụng tham khảo trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
    1.7
    Bố cục luận văn bao gồm bảy chương, sau đây là nội dung cụ thể của từng chương.
    Chương 1 giới thiệu khái quát về cơ sở hình thành đề tài, trình bày mục tiêu, câu hỏi
    và phạm vi nghiên cứu, nói lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục của đề tài.
    Chương 2 là tổng quan cơ sở lý thuyết và các phương pháp luận được ứng dụng vào
    các phân tích trong đề tài.
    Chương 3 trình bày cụ thể về dự án thủy điện Đăkre như giới thiệu về dự án, sự cần
    thiết đầu tư, nhiệm vụ cụ thể của dự án và các dữ liệu liên quan của dự án như cơ
    cấu nguồn vốn và các thông số chính của dự án.
    Chương 4 sử dụng các phương pháp phân tích tài chính để phân tích tính khả thi của
    dự án về mặt tài chính theo các quan điểm khác nhau, kết quả phân tích dựa vào các
    tiêu chí tài chính của dự án bao gồm NPV, IRR, B/C.
    Chương 5 phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và xã hội của dự án. Kết quả phân
    tích sẽ cho biết các lợi ích mà nền kinh tế nhận được cũng như chi phí mà nền kinh
    tế phải gánh chịu khi có dự án, từ đó sẽ có đánh giá về mục tiêu xã hội và những đối
    tượng chính liên quan khi dự án được triển khai.
    Chương 6 sử dụng phương pháp phân tích rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy một
    chiều, hai chiều, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte
    Carlo để xác định các rủi ro có thể xảy ra khi dự án được triển khai.
    Chương 7 sẽ tóm tắt lại các kết quả phân tích đã được thực hiện trong các chương
    trước, đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị được rút ra trong quá trình thực
    hiện đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...