Thạc Sĩ Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT . iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . x
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC . xi
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1. Đặt vấn đề . 1
    1.2. Vấn đề chính sách. 2
    1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3
    1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3
    1.5. Bố cục luận văn . 4
    CHƯƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ 5
    2.1. Các quan điểm phân tích dự án . 5
    2.1.1. Phân tích tài chính 5
    2.1.2. Phân tích kinh tế . 5
    2.1.3. Phân tích phân phối 6
    2.2. Các phương pháp phân tích dự án . 6
    2.2.1. Các phương pháp phân tích tài chính . 6
    2.2.2. Các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội 7
    2.3. Xác định khung phân tích lợi ích – chi phí cho dự án cấp nước . 7
    2.3.1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án 7
    2.3.2. Khung phân tích đối với dự án cấp nước. . 9 v

    CHƯƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN 11
    3.1. Giới thiệu chủ đầu tư 11
    3.2. Giới thiệu tổng quan về dự án . 11
    3.2.1. Mục tiêu của dự án 11
    3.2.2. Vị trí, diện tích 12
    3.2.3. Quy mô công suất 12
    3.2.4. Quy trình công nghệ xử lý . 12
    3.2.5. Các hạng mục công trình chính và tiến độ của dự án 13
    3.2.6. Nguồn vốn đầu tư dự án 13
    3.3. Sơ đồ cấu trúc dự án 14

    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 16
    4.1. Các giả định và thông số mô hình cơ sở dự án . 16
    4.1.1. Đồng tiền sử dụng phân tích, lạm phát và thời điểm phân tích 16
    4.1.2. Thông số vận hành nhà máy . .17
    4.1.3. Doanh thu tài chính dự án 18
    4.1.4. Chi phí tài chính dự án . 19
    4.1.5. Khấu hao tài sản . 21
    4.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. 21
    4.1.7. Số dư tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả 22
    4.1.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp . 22
    4.2. Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án . 23
    4.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư . 23
    4.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư . 24

    CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN . 27
    5.1. Phân tích độ nhạy 27
    5.1.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều . 27 vi
    5.1.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều . 29
    5.2. Phân tích kịch bản của dự án theo giá nước 30
    5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo . 31

    CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN . 34
    6.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế - EOCK . 34
    6.2. Thời gian phân tích kinh tế . 34
    6.3. Xác định phí thưởng ngoại hối 34
    6.4. Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF . 34
    6.4.1. Xác định giá kinh tế của nước . 34
    6.4.2. Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí 39
    6.5. Kết quả phân tích kinh tế của dự án 40
    6.6. Phân tích phân phối . 41

    CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 43
    7.1. Kết luận . 43
    7.2. Kiến nghị . 43
    7.2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An . 43
    7.2.2. Đối với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò. . 44
    7.3. Những hạn chế của đề tài 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48
    PHỤ LỤC 48


    GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Đặt vấn đề
    Năm 1986, Việt Nam bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từ đó đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Song song với quá trình phát triển kinh tế là quá trình phát triển bền vững, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế; đặc biệt là các công trình cấp thoát nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
    Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam về nước sạch ra đời năm 1998, quá trình thực hiện đã có hiệu quả rõ rệt, số lượng người dân tiếp cận được với nước sạch và điều kiện vệ sinh an toàn đã tăng lên đáng kể. Ngày 11/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất và tiêu thụ nước sạch. Nghị định đã quy định chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu cấp nước đô thị đã được thể hiện rõ trong “Định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 đó là nâng mức độ bao phủ dịch vụ cấp nước lên 90% cho các đô thị loại I, II, III, IV và 70% cho đô thị loại V năm 2020.
    1 Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
    Thị xã Cửa Lò là một trong 2 thị xã của tỉnh Nghệ An, nằm cách thành phố Vinh - trung tâm tỉnh lỵ 20 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.812 ha, với 7 đơn vị hành chính cấp phường là Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hòa và Nghi Hải.
    Hiện nay, thị xã Cửa Lò đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại III và đang chuẩn bị sáp nhập thêm 5 xã giáp ranh của huyện Nghi Lộc để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. 2

    Dân số Cửa Lò hiện nay là 52.494 người và dự báo tăng lên 109.000 người vào năm 2020 và đến năm 2025 là 115.415 người (chi tiết xem tại Phụ lục 1.1). Thị xã có một nhà máy nước với tổng công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, nhưng do mực nước ngầm không đủ cung cấp cho nhà máy xử lý cho nên công suất hoạt động thực tế chỉ đạt 3.200 m3/ngày đêm. Với công suất này, nhà máy không đủ nhu cầu dùng nước sạch của thị xã, năm 2010 tỉ lệ phục vụ chung của nhà máy chỉ khoảng 51%. Các hộ gia đình còn lại (49%) buộc phải lấy nước từ những nguồn ít an toàn và kém tin cậy hơn như nước giếng khoan, giếng đào, sông suối hoặc đi mua để dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
    Trong thời gian tới, ngoài lượng nước sạch thiếu hụt do việc dân số tăng lên như trên, thị xã Cửa Lò còn phải đối mặt với khoảng cách ngày càng lớn giữa công suất cấp nước và nhu cầu sử dụng nước gia tăng từ khách du lịch, từ các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ; mức chênh lệch giữa cung và cầu được dự đoán sẽ lên đến 35.000 m3/ngày đêm (chi tiết xem tại Phụ lục 1.3). Với bối cảnh đó của thị xã Cửa Lò thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực cấp nước là hết sức cấp thiết, bởi tiếp cận và sử dụng nước sạch là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân.
    Việc nâng cao tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch cũng đồng nghĩa với việc giảm các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn như tiêu chảy, các bệnh về mắt và truyền nhiễm khác, thông qua đó làm giảm các chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ và giảm các chi tiêu của người dân trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến nguồn nước không hợp vệ sinh như trên. Đặc biệt là đối với đại bộ phận dân cư có mức sống thấp.
    1.2. Vấn đề chính sách
    Thị xã Cửa Lò đã có một nhà máy nước với công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, nhưng do lượng nước ngầm cung cấp không đủ nên nhà máy chỉ hoạt động với công suất thực tế là 3.200 m3/ngày đêm. Để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò thì UBND tỉnh Nghệ An và chủ đầu tư cần phải xem xét đến một số vấn đề sau:
    Vấn đề thứ nhất, đó là nguồn nước ngầm không đủ cung cấp cho hoạt động của nhà máy xử lý nước Cửa Lò, cho nên cần phải sử dụng nguồn mặt (từ nước sông Phương Tích) cách thị xã 15 km để để cung cấp cho hệ thống cấp nước mở rộng.
    Vấn đề thứ hai, đó là với diện tích 4.500 m2, Nhà máy nước Cửa Lò hiện tại chỉ đủ khả năng mở rộng lên 10.000 m3/ngày đêm, không đủ đáp ứng nhu cầu 38.200 m3/ngày đêm trong tương lai. Vì thế cần phải lựa chọn một địa điểm mới tại xã Nghi Hoa, nơi có sông 3

    Phương Tích chảy qua để xây dựng thêm một nhà máy xử lý nước ngoài nhà máy xử lý nước Cửa Lò đã có.
    Vấn đề thứ 3, đó là Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch đã quy định việc thay đổi phương thức cung cấp nước từ hàng hoá xã hội sang hàng hoá thương mại, yêu cầu các công ty cấp nước vận hành theo nguyên tắc thu đủ bù chi thông qua việc kết hợp giá nước và trợ cấp. Một trong những yếu tố quan trọng của nguyên tắc “thu đủ bù chi” đó là việc xác định đúng mức giá nước hiện tại và lộ trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bước loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nước.
    Những vấn đề trên cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên các phương diện như quy mô đầu tư và các giai đoạn đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
    1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa vào khung phân tích lợi ích và chi phí để phân tích tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra quyết định đầu tư dự án. Thông qua việc phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án, luận văn sẽ nghiên cứu, trả lời các câu hỏi đặt ra như sau:
    Thứ nhất, UBND tỉnh Nghệ An có nên chấp thuận cho việc đầu tư hay không đầu tư đối với Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò?
    Thứ hai, dự án đã tạo ra những ngoại tác gì cho từng nhóm đối tượng liên quan đến dự án?
    Thứ ba, có cần hay không cần chính sách của nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò?
    Ngoài việc trả lời cho ba câu hỏi trên, luận văn sẽ giải quyết thêm các vấn đề mà Nhà nước và chủ đầu tư đang đối mặt bằng cách đề xuất phương án điều chỉnh tốt nhất cho dự án: (1) thời điểm đầu tư và quy mô dự án cho phù hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng về nhu cầu sử dụng nước của dân cư; (2) xác định mức giá nước sau khi hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò đi vào hoạt động và lộ trình tăng giá nước để bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận, từng bước loại bỏ trợ cấp và nợ dịch vụ thông qua giá nước.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, một số nghiên cứu trước đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích về tính hiệu quả tài chính và hiệu quả về 4

    mặt kinh tế - xã hội của dự án. Đồng thời tiến hành phân tích rủi ro và phân tích phân phối để xác định lợi ích và thiệt hại đối với các đối tượng liên quan đến việc triển khai cả hai giai đoạn của dự án.
    1.5. Bố cục luận văn
    Luận văn được kết cấu thành 7 chương, gồm:
    Chương 1: Phân tích bối cảnh cần thiết của việc đầu tư dự án và sự hình thành đề tài nghiên cứu. Từ đánh giá sự cần thiết đầu tư dự án để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Chương 2: Tổng hợp các lý thuyết của các nghiên cứu trước để xác định khung phân tích ứng dụng cho việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
    Chương 3: Mô tả các thông tin chính về dự án như: địa điểm, mục tiêu, quy mô công suất, nguồn vốn đầu tư và các thông tin cơ bản về chủ đầu tư dự kiến của dự án.
    Chương 4: Mô tả các thông số chính trong mô hình cơ sở để phân tích tài chính dự án, thực hiện tính toán và phân tích hiệu quả về tài chính dự án thông qua dòng ngân lưu tài chính để đánh khả năng đảm bảo tài chính của dự án.
    Chương 5: Trình bày các yếu tố tác động đến tính rủi ro của dự án, từ đó tiến hành phân tích rủi ro dự án thông qua việc phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo.
    Chương 6: Thực hiện trình bày kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích phân phối để đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
    Chương 7: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro, phân tích mô phỏng và phân tích phân phối đề xuất kết luận và gợi ý chính sách cho dự án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...