Luận Văn Phân tích & lập kế hoạch tài chính tại công ty công trình giao thông đô thị và quản lý nhà thủ đức

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục Trang
    Danh mục các từ viết tắt 4
    Danh mục bảng biểu, sơ đồ 6
    Lời mở đầu. 7
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH : 9
    1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính: 9
    1.1.2. Ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính: 9
    1.1.3. Tài liệu dùng trong phân tích: 10
    1.1.4. Nội dung phân tích: 11
    1.1.4.1. Phân tích kết cấu và biến động của tổng tài sản, nguồn vốn: 11
    1.1.4.2. Phân tích tác động của kết cấu chi phí và cấu trúc vốn: 12
    1.1.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính: 17
    1.1.4.4. Phân tích DUPONT các tỷ số tài chính: 22
    1.2. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH : 24
    1.2.1. Khái niệm: 24
    1.2.2. Ý nghĩa: 24
    1.2.3. Các mô hình kế hoạch tài chính: 24

    CHƯƠNG 2
    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỘ THỊ & QUẢN LÝ NHÀ THỦ ĐỨC

    2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY: 30
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 30
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty: 31
    2.1.3. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh: 32
    2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần nhất: 35
    2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 35
    2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán: 35
    2.2.1.1. Phân kết cấu và biến động tài sản: 35
    2.2.1.2. Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn : 42
    2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán: 47
    2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu: 47
    2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí: 48
    2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận: 49
    2.2.2.4. Phân tích điểm hòa vốn và độ nghiêng định phí: 50
    2.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính : 54
    2.2.3.1. Xem xét khả năng thanh toán: 54
    2.2.3.2. Các tỷ số hoạt động (tỷ số luân chuyển): 56
    2.2.3.3. Tỷ số về cơ cấu tài chính: 61
    2.2.3.4. Tỷ suất sinh lợi: 62
    2.2.4. Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy: 69
    2.2.4.1. Ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh của công ty (DOL) .69
    2.2.4.2. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính của công ty (DFL) .71
    2.2.4.3. Ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp (DCL) .72
    CHƯƠNG 3
    LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
    3.1. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM SAU: 73
    3.1.1. Mô hình lập kế hoạch tài chính : 74
    3.1.2. Dự kiến báo cáo tài chính năm 2010: 76
    3.2. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: 77
    3.2.1. Nhận xét: 77
    3.2.2. Các giải pháp đề xuất : 79

    Phần kết 87
    Danh mục tài liệu tham khảo 88
    LỜI MỞ ĐẦU

    Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
    Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại công tác tài chính tốt hay xấu sẽ tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tài chính giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh việc phân tích tài chính, việc lập kế hoạch tài chính cũng hết sức cần thiết .
    Qua phân tích tài chính ta đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
    Qua kế hoạch tài chính ta sẽ chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn,và cung cấp những tiêu chuẩn cho việc đo lường thành quả hoạt động.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH & LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ THỦ ĐỨC” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
    Đây không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó thật sự hữu ích đối với công ty CTGT-Đô Thị và QLN Thủ Đức - nơi tôi đang công tác. Vì từ trước tới nay, mặc dù thời gian hoạt động đã lâu nhưng công ty vẫn chưa chú trọng lắm về mặt phân tích đánh giá tình hình tài chính của mình và hầu như chưa lập kế hoạch tài chính cụ thể cho từng năm, thường chỉ là sự nhận định, kế hoạch chung chung. Cung cách quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước của thời bao cấp, ít nhiều vẫn còn lưu lại trong công ty.
    Ngày nay, hiệu quả kinh tế là vấn đề được đặt lên trước nhất. Ngay thời điểm tôi đang viết chuyên đề thực tập này, nhà nước đã có một số chính sách thay đổi trong lĩnh vực công ty đang hoạt động. Làm thế nào để hoạt động này có hiệu quả mà nhà nước phải chi ra một khoản tiền thấp nhất là vấn đề Thành phố đã đặt ra. Tiến tới chuyển đổi tất cả những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích thành công ty TNHH 1 thành viên. Cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công ích bằng cách đấu thầu tự do, cạnh tranh công bằng là chính sách đang được triển khai thực hiện. Do vậy sự ưu tiên, bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp công ích sẽ không còn. Muốn tồn tại và phát triển, hơn lúc nào hết, công ty cần phải biết rõ mình hoạt động như thế nào, hiệu quả kinh tế, tình hình tài chính ra sao và từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục những yếu kém, định hướng lâu dài cho sự phát triển của mình.
    Hy vọng với kiến thức những năm học tập, trao dồi chuyên môn tại trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp Hồ Chí Minh và sự tận tình hướng dẫn của quí thầy cô sẽ phần nào giúp công ty nhìn kỹ hơn thực trạng tài chính của mình .
    Vì thời gian và kiến thức có hạn, nên mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp từ Quí Thầy Cô và Quí Công ty để bài viết này được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...